Nhận biết cơ thể bị thiếu chất khoáng để phòng ngừa • Hello Bacsi

Related Articles

Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu thiếu chất khoáng là gì và những vấn đề xung quanh tình trạng này nhé!

Thiếu chất khoáng là gì?

Khoáng chất là các loại chất dinh dưỡng thiết yếu giúp đảm bảo duy trì hoạt động của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt khoáng chất xảy ra khi cơ thể bạn không nhận được hoặc hấp thụ đủ lượng khoáng chất cần thiết.

Cơ thể con người đòi hỏi hàm lượng riêng biệt của từng khoáng chất khác nhau để đảm bảo sức khỏe. Lượng dùng từng loại cụ thể được đưa ra trong nhu cầu dinh dưỡng đề nghị (Recommended Dietary Allowance – RDA).

RDA là mức trung bình đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của khoảng 97% người khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung từ thực phẩm ăn uống hay sản phẩm bổ sung.

Sự thiếu hụt chất khoáng thường xuất hiện chậm từ từ theo thời gian và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong các vấn đề phổ biến là do nhu cầu khoáng chất tăng lên, thiếu chất khoáng trong chế độ ăn uống hoặc khó hấp thụ khoáng chất từ thực phẩm.

Tình trạng thiếu hụt chất khoáng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như yếu xương, cơ thể mệt mỏi hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch.

Phân loại thiếu chất khoáng

phân loại thiếu chất khoáng

Có 5 dạng thiếu chất khoáng chính bao gồm: canxi, sắt, magie, kali và kẽm.

1. Thiếu canxi

Canxi đóng vai trò cần thiết cho xương và răng chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cho các mạch máu, cơ bắp, dây thần kinh và hormone. Tình trạng thiếu canxi gây ra một số triệu chứng rõ rệt trong thời gian ngắn, do cơ thể bạn kiểm soát lượng canxi trong máu.

Sự thiếu hụt trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm mật độ khoáng xương gọi là thiếu xương (osteopenia). Nếu không được điều trị, thiếu xương có thể chuyển sang loãng xương (osteoporosis), làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Các trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng thường do các vấn đề y tế hoặc phương pháp điều trị, chẳng hạn như dùng thuốc lợi tiểu, phẫu thuật dạ dày hoặc suy thận.

2. Thiếu sắt

Hơn một nửa lượng sắt trong cơ thể bạn nằm bên trong các tế bào hồng cầu. Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin – một loại protein mang oxy đến các mô của bạn, đồng thời cũng là một phần của các protein và enzyme khác giúp cơ thể bạn khỏe mạnh.

Tình trạng thiếu sắt thường tiến triển chậm và có thể gây thiếu máu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trong một báo cáo năm 2008 rằng thiếu sắt gây ra khoảng 50% số trường hợp thiếu máu trên toàn thế giới. Các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt bao gồm cảm thấy yếu sức, mệt mỏi, làm việc, học tập kém hiệu quả. Trẻ em có thể biểu hiện các dấu hiệu phát triển và nhận thức chậm.

3. Thiếu magie

Cơ thể cần magie cho hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể bao gồm các phản ứng kiểm soát mức đường huyết và huyết áp. Đồng thời kiểm soát chức năng cơ bắp, dây thần kinh, não, chuyển hóa năng lượng và sản xuất protein.

Khoảng 60% magie của cơ thể ở trong xương, gần 40% còn nằm trong các tế bào mô và cơ mềm. Thiếu magie thường phổ biến ở những người có sức khỏe yếu. Một số loại thuốc và tình trạng sức khỏe mãn tính như nghiện rượu có thể gây thiếu hụt magie.

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo thiếu magie bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Yếu đuối
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn, nôn

Tình trạng thiếu magie có thể dẫn đến các triệu chứng sau đây nếu không được điều trị:

  • Co giật
  • Ngứa ran
  • Chuột rút cơ bắp
  • Nhịp tim bất thường

4. Thiếu kali

Kali là khoáng chất có chức năng như một chất điện phân, đóng vai trò cần thiết cho sự co cơ, chức năng tim và truyền tín hiệu thần kinh. Đồng thời hỗ trợ cơ thể biến carbohydrate thành năng lượng. Các nguồn kali tốt nhất thường đến từ trái cây và rau quả, chẳng hạn như chuối, bơ, rau xanh đậm, củ cải đường, khoai tây và mận.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất