Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm cụ thể ra sao? Đừng bỏ lỡ!

Related Articles

Trong bất kỳ trường hợp nào, nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản quy định rằng doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường không vượt quá thiệt hại thực tế.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về quy định trên tại Điều 42 và 43 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam (số 24/2000/QH10).

Số tiền bồi thường khi rủi ro xảy ra phụ thuộc vào:

  • Giá thị trường của tài sản tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế; làm căn cứ để quy đổi thiệt hại thành tiền
  • Tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm giao kết và giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết

Doanh nghiệp bảo hiểm được mặc định là bên chịu trách nhiệm và chi phí giám định tổn thất. Nếu không đồng ý với kết quả giám định này, hai bên có thể thống nhất một giám định viên độc lập hoặc yêu cầu Tòa án cử giám định viên độc lập và tuân theo kết quả giám định đó.

2. Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản: đóng góp bồi thường nếu bảo hiểm trùng

Bảo hiểm trùng là trường hợp một tài sản trong cùng một sự kiện được bồi thường bởi hai hoặc nhiều hợp đồng bảo hiểm (tham khảo thêm tại Điều 44 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000).

Khi đó, nguyên tắc đóng góp bồi thường quy định rằng mỗi hợp đồng có trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Như vậy, tổng số tiền bồi thường người được bảo hiểm nhận được sẽ không lớn hơn thiệt hại thực tế người đó phải chịu. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản.

3. Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm

Quy tắc này còn được gọi là nguyên tắc thế quyền, được hiện thực hóa ở Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn, Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000.

Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản này quy định rằng người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn đối với số tiền bồi thường đã nhận từ bảo hiểm. Nhờ đó, doanh nghiệp bảo hiểm có thể lấy lại từ bên thứ ba phần tiền bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thứ ba đó.

Nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền hoặc từ chối nhận bồi thường của bên thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bảo hiểm theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.

Mục đích của nguyên tắc thế quyền là:

  • Đưa trách nhiệm về đúng người; và
  • Tránh cho doanh nghiệp bảo hiểm những tổn thất bất hợp lý.

Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu bồi hoàn bên thứ ba là người thân của người được bảo hiểm (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột), trừ khi lỗi là cố ý.

4. Những quy định khác về nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản

Trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tài sản được bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra, yêu cầu và hỗ trợ người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tài sản theo luật định.

Người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản

Pháp luật quy định người được bảo hiểm không được để mặc tài sản hư hỏng, trừ khi có lý do chính đáng như tránh tổn thất chung, cứu người, trường hợp khẩn cấp… được công nhận. Quy định này có mục đích:

  • Hạn chế tối đa tổn thất
  • Tránh việc doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho hành vi vô trách nhiệm của người được bảo hiểm
  • Tránh lợi dụng rủi ro để hủy hoại tài sản và trục lợi từ hợp đồng bảo hiểm.

III. Có hay không nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm nhân thọ?

nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất