Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…) và thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói…) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Bên cạnh đó, việc chế biến thực phẩm ở nhiệt độ quá cao (bằng các hình thức chiên, nướng…) sẽ tạo ra các hóa chất có hại. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, cơ thể thiếu vitamin D cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Bạn có thể quan tâm: 7 thực phẩm giàu vitamin D có lợi cho sức khỏe
Do đó, bạn hãy xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có đường để giảm nguy cơ ung thư.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, nó cũng liên quan đến nhiều căn bệnh ung thư khác, trong đó có ung thư đại tràng. Những người hút thuốc lá trong thời gian dài có nguy cơ mắc và tử vong vì ung thư đại trực tràng cao hơn những người không hút thuốc.
Lạm dụng rượu
Uống rượu ở mức độ hợp lý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Tuy nhiên, uống rượu quá độ lại làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Do đó, bạn nên hạn chế lượng rượu tiêu thụ để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Lượng rượu khuyến nghị: Không nhiều hơn 2 cốc tiêu chuẩn/ngày đối với nam giới và 1 cốc tiêu chuẩn/ngày đối với nữ giới (một cốc tiêu chuẩn chứa 14gr cồn).
Nguy cơ ung thư đại tràng gia tăng ở người lớn tuổi
Nguy cơ ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên khi bạn già đi. Dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi.
Tiền sử bệnh lý cá nhân
Bạn có nhiều nguy cơ phát triển ung thư đại tràng nếu đã từng gặp phải các vấn đề sức khỏe sau:
- Polyps tuyến
- Ung thư đại trực tràng: Dù ung thư đã được điều trị nhưng bệnh vẫn có khả năng tái phát ở các phần khác của đại tràng hoặc trực tràng. Trường hợp này có khả năng xảy ra cao hơn nếu bạn bị ung thư đại trực tràng lần đầu khi còn trẻ.
- Bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm cả viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
Tiền sử gia đình mắc ung thư
Những người có cha mẹ, anh chị em hoặc con cái có tiền sử bị ung thư đại tràng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Rủi ro này thậm chí còn tăng lên nếu người thân đó được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi họ dưới 50 tuổi hoặc gia đình có nhiều người cùng bị mắc bệnh.