Nguyên nhân tụt huyết áp: Nhận biết để phòng ngừa sớm • Hello Bacsi

Related Articles

Huyết áp gồm hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Bình thường, huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 90 đến dưới 130 mmHg trong khi huyết áp tâm trương rơi vào khoảng 60 đến dưới 90 mmHg.

Khi huyết áp của bạn giảm xuống dưới 90/60 mmHg, cụ thể là huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, thì được xem là tụt huyết áp hoặc hạ huyết áp. Lúc này, não và các cơ quan khác trong cơ thể có khả năng không nhận đủ máu để hoạt động bình thường và từ đó gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến người bệnh. Việc xác định được nguyên nhân tại sao bị tụt huyết áp có thể giúp bạn tìm cách xử lý và phòng ngừa tình trạng này hiệu quả hơn.

Vậy vì sao bạn bị tụt huyết áp? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân tụt huyết áp và cách ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này nhé!

Nguyên nhân gây tụt huyết áp là gì?

Nguyên nhân gây tụt huyết áp có thể bao gồm những vấn đề như thay đổi tư thế, mất nước, tác dụng phụ của thuốc, vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như bệnh tim, rối loạn nội tiết tố, tình trạng thần kinh và mang thai.

Nhìn chung, tình trạng này được chia thành 3 dạng chính là hạ huyết áp thế đứng, hạ huyết áp qua trung gian thần kinh và hạ huyết áp nặng liên quan đến sốc, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân cơ bản khác nhau. Đồng thời, các vấn đề về cấu trúc tim và nhiều yếu tố nguy cơ cũng góp phần gây hạ huyết áp.

Hạ huyết áp thế đứng

Hạ huyết áp thế đứng (hạ huyết áp tư thế) xảy ra khi huyết áp của bạn giảm đột ngột trong quá trình thay đổi vị trí cơ thể, thường là khi thay đổi từ tư thế ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng một cách nhanh chóng. Khi tình trạng này xuất hiện, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng tụt huyết áp như chóng mặt, mờ mắt hoặc thậm chí là ngất xỉu.

Thông thường, khi bạn ngồi dậy từ tư thế nằm hoặc đứng dậy sau khi ngồi lâu, trọng lực sẽ làm cho máu dồn xuống phần bụng và chân. Điều này làm giảm huyết áp trung tâm vì máu hạn chế hồi lưu về tim. Lúc này, các cơ quan thụ cảm áp suất trên thành mạch sẽ gửi tín hiệu đến các trung tâm ở não, hệ thống thần kinh trung ương phản ứng lại bằng cách báo hiệu cho tim đập nhanh hơn, đồng thời kích thích lớp cơ trơn trong thành động mạch co lại nhằm ổn định huyết áp.

Tuy nhiên, khi bị hạ huyết áp thế đứng, quá trình sinh lý trong cơ thể không xảy ra như bình thường, khiến lưu lượng máu đến não suy giảm, từ đó làm giảm huyết áp và gây các triệu chứng chóng mặt, choáng váng và hoa mắt, thậm chí là ngất xỉu.

Nhiều tình trạng khác cũng có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng hạ huyết áp thế đứng, bao gồm:

  • Mang thai
  • Thiếu máu
  • Lớn tuổi
  • Vấn đề về tim mạch như nhịp tim chậm, bất thường van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim
  • Bệnh đái tháo đường
  • Nhiễm trùng nặng
  • Vấn đề về nội tiết như rối loạn tuyến giáp, suy thượng thận
  • Mất nước (có thể là do đổ mồ hôi, không bổ sung đủ nước khi nôn ói hoặc tiêu chảy nặng)
  • Rối loạn hệ thống thần kinh bao gồm bệnh Parkinson, bệnh mất trí nhớ thể Lewy, bệnh teo đa hệ thống, hội chứng Guillain-Barré
  • Giãn tĩnh mạch chi dưới nặng

Hạ huyết áp thế đứng cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị cao huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE). Một số thuốc dùng để điều trị rối loạn cương dương và thuốc chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất