Nguyên nhân tăng nhãn áp trong bệnh glôcôm là gì? Cách phòng ngừa?

Related Articles

Nhiều dạng bệnh glôcôm không có dấu hiệu cảnh báo. Đôi lúc bạn còn không nhận thấy sự thay đổi về thị lực cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.

Vì tình trạng mất thị lực do bệnh glôcôm là không thể phục hồi, nên điều quan trọng là bạn phải kiểm tra mắt thường xuyên để tầm soát bệnh. Nếu glôcôm được phát hiện sớm, hiện tượng mất thị lực có thể được ngăn ngừa hoặc diễn tiến chậm lại. Bệnh nhân glôcôm thường phải tuân thủ việc điều trị bệnh cho đến hết đời.

Bệnh glôcôm là gì? Các loại bệnh glôcôm

Glôcôm là một nhóm bệnh lý mà trong đó có sự chết dần của các tế bào thần kinh võng mạc, thường liên quan đến tình trạng nhãn áp cao. Bệnh glôcôm nguyên phát có hai dạng chính là glôcôm có góc tiền phòng đóng (glôcôm góc đóng) và glôcôm có góc tiền phòng mở (glôcôm góc mở), mỗi loại chiếm khoảng 50% số ca.

Góc tiền phòng là góc tạo bởi mống mắt và giác mạc nên còn được gọi là góc mống – giác mạc. Bình thường góc tiền phòng luôn mở để cho chất dịch lỏng trong mắt đi qua. Sau khi đến vùng góc, chất dịch lỏng này tiếp tục đi qua một lớp màng mỏng (cấu trúc bè) rồi mới đi ra ngoài nhãn cầu.

Glôcôm góc mở

Góc tiền phòng vẫn mở bình thường, chất dịch lỏng vẫn đến được vùng góc nhưng không thể thoát ra khỏi nhãn cầu do cấu trúc bè bị xơ hoá. Hậu quả là chất lỏng tích tụ và làm tăng áp lực nội nhãn.

Nếu không được điều trị, sẽ dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và mù lòa. Sự tích tụ chất lỏng cũng có thể xảy ra nếu mắt sản sinh ra chất lỏng dư thừa.

Glôcôm góc đóng

nguyên nhân tăng nhãn áp là gì

Bệnh cảnh này xảy ra khi có sự áp sát giữa chân mống mắt và mặt sau giác mạc làm góc tiền phòng khép lại. Chất lỏng nội nhãn không thể đến được góc tiền phòng nên không thể thoát ra khỏi nhãn cầu. Vì vậy áp lực trong mắt tăng lên.

Các triệu chứng của glôcôm góc đóng thường rất rầm rộ, bao gồm mờ mắt, nhức đầu, đau mắt nghiêm trọng, buồn nôn. Nếu không được điều trị kịp thời mắt sẽ nhanh chóng mất thị lực hoàn toàn và không thể phục hồi. Do đó, bệnh đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn.

Ngoài ra còn có các hình thức ít phổ biến hơn:

  • Glôcôm bẩm sinh (thường do di truyền, xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc những năm đầu đời của trẻ)
  • Glôcôm thứ phát (tăng nhãn áp do các bệnh lý khác dẫn đến như viêm nhiễm, khối u, đục thủy tinh thể quá chín, tiểu đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroids…)

Nguyên nhân tăng nhãn áp

Nguyên nhân tăng nhãn áp chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các bác sĩ tin rằng tăng nhãn áp phần lớn là do di truyền, có nghĩa là nó được truyền từ cha mẹ sang con cái. Họ cũng xác định được các gen liên quan đến tăng nhãn áp và tổn thương dây thần kinh thị giác ở một số người. Một giả thuyết khác cũng được đưa ra về nguyên nhân gây tăng nhãn áp là do lưu lượng máu cung cấp cho dây thần kinh thị giác bị giảm đi dẫn đến những tổn thương thần kinh mắt không phải do nhãn áp tăng cao (glôcôm nhãn áp bình thường).

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất