Nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì là gì? Mẹo giúp trẻ cải thiện giấc ngủ

Related Articles

Tình trạng mất ngủ ở giai đoạn dậy thì có thể khiến trẻ kém tập trung, dễ ngủ gật, nhức đầu, mệt mỏi, cáu kỉnh vào ban ngày làm ảnh hưởng đến việc học tập lẫn các hoạt động khác. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến vấn đề này và đang tìm kiếm giải pháp thì có thể tham khảo những thông tin hữu ích từ Hello Bacsi.

Nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì

Đồng hồ sinh học bên trong cơ thể là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ buồn ngủ của bạn. Đồng hồ này sẽ biết được khi nào là thời gian để đi ngủ vào ban đêm và khi nào cần thức dậy vào ban ngày. Trong giai đoạn dậy thì, đồng hồ sinh học thường được thiết lập lại theo xu hướng trì hoãn. Trước khi dậy thì, trẻ thường buồn ngủ vào khoảng 8 – 9 giờ tối. Trong giai đoạn dậy thì, nhịp điệu này thường thay đổi khiến trẻ buồn ngủ trễ hơn, thường vào khoảng 10 – 11 giờ tối.

Như vậy, trẻ thanh thiếu niên có thể ngủ muộn hơn vào ban đêm và thức dậy trễ vào ban ngày. Sự thay đổi này diễn ra là vì não của trẻ dậy thì sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ vào ban đêm muộn hơn so với trẻ nhỏ và người lớn. Vì vậy, trẻ thường khó đi vào giấc ngủ hơn và điều này có thể gây ra tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì.

mất ngủ ở tuổi dậy thì

Mặt khác, sự thay đổi đồng hồ sinh học không phải là nguyên nhân duy nhất khiến trẻ dậy thì ngủ muộn hoặc mất ngủ. Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, chẳng hạn như điện thoại cũng có thể gây trì hoãn việc giải phóng melatonin và gây mất ngủ. Do đó, nếu trẻ thường xuyên dùng điện thoại để nhắn tin, xem phim, giải trí… trước giờ đi ngủ thì sẽ ngủ muộn hoặc khó đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì đáng chú ý khác là:

  • Vệ sinh giấc ngủ kém, môi trường phòng ngủ không thoải mái.
  • Trẻ dành quá nhiều thời gian cho học tập, chẳng hạn như thức khuya để học bài, làm bài tập về nhà.
  • Ảnh hưởng từ bạn bè và hình thành những thói quen xấu. Trẻ có thể đi chơi khuya để uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng ma túy… Chất kích thích có thể gây rối loạn giấc ngủ.
  • Trẻ bị ốm (nghẹt mũi, nhức đầu…) hoặc mắc các bệnh như hen suyễn, động kinh… cũng thường khó ngủ.
  • Trẻ đang dùng một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần như trầm cảm, căng thẳng, áp lực học tập/ điểm số hay gặp vấn đề trong các mối quan hệ bạn bè… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ.

Các vấn đề khác về giấc ngủ ở tuổi dậy thì

Bên cạnh tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì, có một số vấn đề hoặc bệnh lý cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trong đó bao gồm:

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (obstructive sleep apnea – OSA) là một dạng rối loạn giấc ngủ, xảy ra khi có tác nhân chặn đường thở (chẳng hạn như amidan lớn hoặc u tuyến). Người mắc hội chứng này có thể ngừng thở trong thời gian ngắn khi ngủ. Một số biểu hiện khác bao gồm ngáy, tiếng thở to, cơ thể không yên khi ngủ và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất