Nguyên nhân gãy xương và cách giảm nguy cơ gãy xương • Hello Bacsi

Related Articles

Gãy xương thường gây đau đớn và cần thời gian để chữa lành. Vì vậy, khi biết được những rủi ro có thể khiến xương bị gãy, bạn sẽ có cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả hơn.

Hãy nêu những nguyên nhân gãy xương

Nguyên nhân gãy xương là do chấn thương

Xương thường rất khỏe nhưng vẫn có thể bị gãy vì rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, thường gặp nhất là chấn thương. Lúc này, xương phải chịu một lực mạnh vượt quá sức chịu đựng dẫn đến bị gãy.

Nguyên nhân gãy xương do chấn thương phổ biến bao gồm:

  • Té ngã: Đa số những cú té ngã có thể làm gãy một hoặc cả hai xương cẳng chân. Gãy xương đùi thì ít gặp hơn, thường gặp phải trong chấn thương nặng.
  • Tai nạn giao thông: Va chạm do tai nạn giao thông là nguyên nhân gãy xương phổ biến nhất ở Việt Nam.
  • Chấn thương khi chơi thể thao: Tập luyện quá sức, thi đấu hoặc chơi những môn thể thao có mức độ nguy hiểm nhất định cũng dễ gặp tình huống gãy xương.
  • Ngược đãi trẻ em: Xương của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và yếu hơn người lớn. Do đó có thể gãy do bạo hành hoặc lạm dụng sức lao động.

Gãy xương do mỏi

Ngoài ra, các tác động ngoại lực lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng như như chạy đường dài, người lính hành quân phải mang vác nặng hoặc chơi thể thao cũng có thể làm gãy xương. Bác sĩ thường gọi loại chấn thương này là gãy mỏi.

Loãng xương – Nguyên nhân gãy xương thường gặp ở người cao tuổi

nguyên nhân gãy xương do loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, khiến xương yếu đi và rất dễ gãy ngay cả khi không gặp chấn thương gì nghiêm trọng. Theo thống kê, có ít nhất một triệu ca gãy xương mỗi năm là do loãng xương.

Sự giảm mật độ xương tăng lên theo tuổi tác, gây suy yếu xương, kết hợp với nguy cơ bị té ngã nhiều hơn ở người cao tuổi khiến họ có nguy cơ cao gãy xương.

Ngoài những tình huống gây gãy xương đột ngột và rõ ràng thì những người này cũng có thể bị gãy từ từ các đốt sống do cột sống bị đè nén bởi trọng lượng cơ thể. Họ không đau đớn nhưng giảm chiều cao, còng lưng rất dễ nhận biết…

Vì vậy, người lớn tuổi đặc biệt là phụ nữ trên 50 tuổi cần được thăm khám và kiểm tra mật độ xương thường xuyên, cũng như có những biện pháp phòng ngừa loãng xương để tránh tình trạng gãy xương sau này.

Các yếu tố nguy cơ khác

Bất kỳ ai dù ở độ tuổi hay giới tính nào cũng có nguy cơ bị gãy xương, tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ làm tăng khả năng bạn bị gãy xương:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất