Nguyên nhân của bệnh lỵ là gì? • Hello Bacsi

Related Articles

Lỵ là bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến, có thể gặp mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em từ 2 – 4 tuổi là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Bạn đang băn khoăn về nguyên nhân nào gây ra bệnh lỵ và triệu chứng của bệnh như thế nào? Hãy xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để có được những giải đáp hữu ích nhé.

Lỵ – Căn bệnh đặc trưng của mùa hè

Lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy nghiêm trọng, ngoài triệu chứng đi tiêu phân lỏng, trong phân còn kèm theo máu và chất nhầy. Tình trạng này thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Ngoài tiêu chảy, người bị bệnh lỵ còn có những triệu chứng sau:

  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Đau quặn bụng
  • Sốt cao trên 38°C
  • Mất nước (có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị)

Vệ sinh kém là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh lỵ lây lan rất nhanh. Chẳng hạn, nếu người bị kiết lỵ không rửa tay với nước rửa tay sạch khuẩn sau khi đi vệ sinh, bất cứ thứ gì họ chạm vào đều có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, rửa tay cẩn thận, đúng cách bằng nước rửa tay sạch khuẩn là một trong những giải pháp ngăn ngừa bệnh lỵ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Lỵ là bệnh thường gặp nhiều vào mùa hè. Nguyên nhân là do thời gian này, thời tiết nóng nực, ẩm thấp sẽ rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển. Nếu không chú ý phòng ngừa, bạn và các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các bé nhỏ, sẽ rất dễ mắc phải.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh kiết lỵ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lỵ nhưng nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất. Hai loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là:

  • Shigella (lỵ trực khuẩn): Với khoảng 500.000 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm.
  • Entamoeba histolytica (Lỵ amíp): Ít phổ biến ở các nước phát triển và thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém.

Bạn và các thành viên trong gia đình sẽ có nguy cơ cao nhiễm khuẩn nếu:

  • Ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
  • Bơi trong nguồn nước bị ô nhiễm
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như chạm, ôm hôn
  • Không có thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, tuy nhiên, bệnh có thể tấn công tất cả mọi người. Do đó, bạn đừng bao giờ lơ là, chủ quan trong việc phòng bệnh.

Người mắc bệnh lỵ cần điều trị như thế nào?

Các trường hợp nhiễm lỵ trực khuẩn thường không cần điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng một tuần. Trong thời gian này, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất do tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen để kiểm soát tình trạng đau bụng. Tránh tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy bởi những loại thuốc này có thể làm cho bệnh lỵ diễn tiến nặng hơn. Với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh. Nếu người bệnh uống thuốc kháng sinh mà không thấy cải thiện, hãy đi khám lại bởi chủng vi khuẩn Shigella rất dễ kháng thuốc.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất