Ngoài Alzheimer, còn nguyên nhân nào khiến bạn giảm trí nhớ? • Hello Bacsi

Related Articles

Một số cách chữa bệnh hoặc thủ thuật y tế gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến trí nhớ.

1. Gây mê

Một số người trải qua tình trạng giảm trí nhớ hoặc có cảm giác hoang mang trong một vài ngày sau khi sử dụng thuốc gây mê. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về ảnh hưởng của thuốc mê lên hoạt động của bộ.

2. Hóa trị

Nếu đang trải qua quá trình hóa trị để điều trị ung thư, bạn có thể sẽ cảm thấy khó tập trung, không thể suy nghĩ rõ ràng và giảm trí nhớ. Đây là một tác dụng của hóa trị liệu phổ biến và thường chỉ là tạm thời. Bạn không cần quá lo lắng mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng khắc phục.

3. Phẫu thuật tim

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở tim có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần cải thiện khi bạn phục hồi sau phẫu thuật. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phẫu thuật để cảm thấy an tâm hơn.

4. Liệu pháp sốc điện

Liệu pháp sốc điện (Electroconvulsive Therapy – ECT) có thể là cách chữa trị hiệu quả với bệnh nhân bị trầm cảm nặng nhưng nó cũng dẫn đến suy giảm trí nhớ. Bạn nên trò chuyện cùng bác sĩ để tìm hiểu những rủi ro và lợi ích của ECT.

Giảm trí nhớ do vấn đề thể chất

giảm trí nhớ

Những vấn đề thể chất từ thiếu ngủ đến thay đổi hormone trong thai kỳ đều có thể gây giảm trí nhớ.

1. Mệt mỏi và thiếu ngủ

Một giấc ngủ ngon có thể giúp bạn ít tăng cân hơn, có nhiều năng lượng hơn và suy nghĩ mạch lạc hơn. Việc thiếu ngủ một đêm hay thiếu ngủ trong thời gian dài đều ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học tập.

2. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất quan trọng với sức khỏe. Một số trường hợp thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng đã gặp các triệu chứng gần giống dấu hiệu của chứng mất trí nhớ. Bạn có thể bổ sung đủ vitamin B12 để cải thiện những triệu chứng trên.

3. Lão hóa

Khi tuổi tác tăng, quá trình nhận thức thường chậm lại và khả năng ghi nhớ có thể giảm nhẹ. Một người lớn tuổi khỏe mạnh vẫn có thể ghi nhớ thông tin nhưng việc ghi nhớ không dễ dàng như khi còn trẻ.

Bạn cần phân biệt các dấu hiệu lão hóa bình thường và dấu hiệu các bệnh liên quan tới trí nhớ để quyết định xem mình có nên đi khám không.

4. Mang thai

giảm trí nhớ

Trong thai kỳ, bạn trải qua nhiều thay đổi về các chất, hormone trong cơ thể cũng như về cảm xúc và thể chất. Những thay đổi này sẽ gây ra chứng hay quên và kém tập trung. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì những tình trạng này có thể sẽ biến mất sau khi kết thúc thai kỳ.

5. Mãn kinh

Tương tự như khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến suy nghĩ và giấc ngủ bị xáo trộn nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Bạn có thể nhờ bác sĩ kê các thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác để làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

6. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng bạn ngừng thở vài giây khi đang ngủ. Chứng này có thể khiến bạn ngủ không ngon, thiếu ngủ và làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

7. Các bệnh tuyến giáp

Cả chứng suy giáp và cường giáp đều có thể gây ra các vấn đề về nhận thức như giảm trí nhớ và sương mù não. Nếu bạn nhận thấy việc ghi nhớ mọi thứ quá khó khăn hoặc não không còn nhanh nhạy thì hãy đi khám để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Việc đi khám đặc biệt quan trọng nếu bạn gặp các triệu chứng bệnh tuyến giáp khác như bị phù, tăng cân hay đau nhức.

8. Các bệnh về thận

giảm trí nhớ

Những bệnh như suy thận mãn tính hoặc cấp tính sẽ khiến thận hoạt động không tốt và gây ảnh hưởng đến chức năng não. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những ai mắc chứng đạm niệu hay còn gọi là albumin niệu có nhiều khả năng bị suy giảm trí nhớ và nhận thức hơn. Đây là chứng bệnh do thận hoạt động không tốt nên để protein đi vào nước tiểu.

9. Các bệnh về gan

Các bệnh về gan như viêm gan có thể khiến độc tố giải phóng vào máu và ảnh hưởng đến hoạt động của não. Tình trạng gan không loại bỏ được độc tố sẽ khiến não mất chức năng. Nếu bạn đang mắc bệnh về gan và nhận thấy mình gặp khó khăn khi ghi nhớ và suy nghĩ, hãy đi khám để được chẩn đoán và chữa trị sớm.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất