Ngộ độc thuốc tê • Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc gây tê bao gồm vô ý tiêm vào lòng mạch, hấp thu từ mô, dùng liều lặp lại (thường từ các cán bộ y tế khác nhau) mà không cân bằng với quá trình thải trừ của thuốc và hấp thu không chủ ý từ ruột hoặc niêm mạc.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ngộ độc thuốc tê?

Xét nghiệm máu có thể giúp đo nồng độ thuốc tê trong máu tuy nhiên kết quả có thể không tương quan với độc tính xuất hiện. Hơn nữa, thời gian để có kết quả xét nghiệm cũng nằm ngoài khoảng thời gian cần thiết để xử trí ngộ độc.

Do đó, việc chẩn đoán ngộ độc thuốc tê thường dựa trên các hướng dẫn giúp đánh giá biểu hiện và triệu chứng lâm sàng.

Các xét nghiệm hình ảnh cũng cần được thực hiện như chụp CT đầu khi bệnh nhân bị động kinh. Kết quả hình ảnh có thể cho biết nguyên nhân của cơn động kinh không rõ ràng này.

Những phương pháp điều trị ngộ độc thuốc tê

Năm 2018, Hội Gây tê vùng và Giảm đau Hoa Kỳ (ARSA) đã công bố bản cập nhật hướng dẫn xử trí ngộ độc thuốc gây tê với các điểm chính như sau:

  • Ngừng tiêm thuốc gây tê.
  • Gọi hỗ trợ đến các nhân viên y tế:
    • Cân nhắc sử dụng nhũ tương lipid ngay khi bắt đầu có dấu hiệu ngộ độc thuốc gây tê nghiêm trọng
    • Yêu cầu sử dụng bộ cấp cứu ngộ độc thuốc tê
    • Thông báo đến đơn vị/cán bộ chuyên trách tim phổi nhân tạo gần nhất vì quá trình hồi sức có thể kéo dài
  • Kiểm soát đường thở:
    • Thông khí với oxy 100%/tránh tăng thông khí/sử dụng dụng cụ kiểm soát đường thở nâng cao (nếu cần)
  • Chống co giật:
    • Ưu tiên nhóm benzodiazepin
    • Tránh dùng propofol liều cao, đặc biệt ở bệnh nhân có thông số huyết động không ổn định
  • Xử trí hạ huyết áp và nhịp chậm. Nếu mất mạch, thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR).

Tiêm truyền nhũ tương lipid 20% cho bệnh nhân ngộ độc thuốc tê như sau (có thể không cần thực hiện chính xác hoàn toàn thể tích và tốc độ tiêm truyền):

  • Trên 70kg: Tiêm nhanh bolus 100ml nhũ tương lipid 20% trong 2–3 phút. Sau đó truyền 200–250ml nhũ tương lipid trong 15–20 phút.
  • Dưới 70kg: Tiêm nhanh bolus 1,5ml/kg nhũ tương lipid 20% trong 2–3 phút. Sau đó, truyền tiếp với liều khoảng 0,25ml/kg/phút (tính theo cân nặng lý tưởng).

Nếu tình trạng vẫn chưa ổn định:

  • Tiêm nhắc lại 1 hoặc 2 lần với cùng mức liều bolus như trên và tăng gấp đôi tốc độ truyền (chú ý liều tối đa 12ml/kg).
  • Tổng lượng nhũ tương lipid có thể đến 1 lít trong trường hợp hồi sức kéo dài (trên 30 phút).

Sau khi xử trí ngộ độc vẫn phải tiếp tục theo dõi:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất