Nên làm gì khi bé không chịu bú mẹ? Đâu là nguyên nhân? • Hello Bacsi

Related Articles

Bé không chịu bú mẹ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con nếu tình trạng này không được cải thiện.

Tình trạng bé không chịu bú mẹ sẽ dễ làm cho người lớn lo lắng. Điều này khiến con gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vậy nguyên do đứng sau hành vi bất thường này của trẻ là gì? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu câu trả lời tại sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ ngay trong bài viết sau.

Nguyên nhân bé không chịu bú mẹ

bé không chịu bú mẹ

Một số giải thích cho việc bé không chịu bú mẹ gồm:

  • Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai
  • Trẻ sơ sinh khóc trong thời gian quá dài, dẫn đến tình trạng bé không chịu ti mẹ
  • Cách cho con bú sữa mẹ của bạn chưa đúng khiến em bé không cảm thấy thoải mái
  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sốt, khó tiêu hoặc trào ngược dạ dày
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại thực phẩm mà người mẹ hấp thụ, cũng khiến cho trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ.
  • Trẻ sơ sinh có thể gặp một số vấn về hệ tiêu hóa khiến con cảm thấy khó chịu sau khi bú
  • Cơ thể người mẹ thay đổi nội tiết tố sau sinh khiến mùi vị của sữa mẹ cũng theo đó mà khác trước.
  • Chế độ ăn uống của người mẹ không đủ dinh dưỡng và khiến lượng sữa trở nên ít hơn làm trẻ sơ sinh không thể bú mẹ
  • Người mẹ thiếu hứng thú trong việc cho con bú cũng ảnh hưởng đến vấn đề bé có đủ thời gian bú sữa mẹ
  • Sữa mẹ ít hoặc thậm chí không xuất hiện ở đầu núm vú dù con đã cố gắng bú. Hiện tượng này cũng có thể gây ra tình trạng tụt núm vú
  • Người mẹ không chú ý hoặc nói to trong khi cho con bú cũng khiến trẻ sơ sinh khó chịu, từ đó dẫn đến việc bé không chịu bú mẹ
  • Bé không chịu bú mẹ sau 10 – 15 phút đôi khi còn là cách con yêu ám chỉ việc mình đã no.
  • Đau hoặc khó chịu: Một số nguyên nhân có thể là do bé mọc răng không chịu bú mẹ, tưa miệng hoặc mụn rộp có thể gây đau miệng khi bé bú.
  • Căng thẳng hoặc không tập trung: Kích thích quá mức, cho ăn chậm hoặc bé phải rời xa mẹ trong một khoảng thời gian có thể khiến bé đột nhiên không chịu bú mẹ. Ngoài ra, những phản ứng mạnh của mẹ khi bị bé cắn trong lúc cho bú cũng có thể khiến cho bé không muốn bú hoặc đôi khi có thể là do trẻ quá phân tâm không chịu bú mẹ.

Việc tìm hiểu nguyên nhân con không chịu ti mẹ sẽ giúp cải thiện tình hình hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu nhiễm trùng tai là thủ phạm khiến bé không chịu bú mẹ thì các biện pháp điều trị y tế phù hợp và đúng lúc sẽ trở thành phương án tốt nhất.

>>> Bạn có thể quan tâm: Truy tìm nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ

Cách khắc phục tình trạng bé không chịu bú mẹ

  • Bạn nên duy trì thói quen vệ sinh núm vú và bầu ngực bằng cách lau sơ ngực bằng khăn sạch, mềm nhúng nước ấm sẽ làm bé dễ chịu hơn khi bú
  • Thử cho con dùng núm vú giả khi vú mẹ quá nhỏ hoặc không phù hợp cho hành động hút
  • Cho con bú mẹ quá nhiều cũng khiến trẻ sơ sinh không chịu bú nữa. Do vậy, bạn hãy cố định thời gian cho bú
  • Tư thế cho trẻ sơ sinh bú mẹ rất quan trọng. Khi bé cảm thấy thoải mái, hãy bế con đến gần phần quầng vú và đặt núm vú của bạn lên môi bé, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu ngậm vú mẹ sau đó. Hoặc bạn có thể hử cho bé bú trong lúc đi bộ, ngồi trên ghế lắc đung đưa nhẹ nhàng.
  • Tiếp xúc da chạm da cũng sẽ nâng cao khả năng cho con bú mẹ thành công. Do đó, bạn hãy chọn những vị trí thích hợp, yên tĩnh và bắt đầu cho trẻ sơ sinh bú mẹ bằng ngực trần. Mặt khác, không nên gấp rút kết thúc cữ bú mà hãy để quá trình này hoàn thành khi nào bé muốn.
  • Cho bú khi bé buồn ngủ hoặc khi bé đang trong trạng thái nửa ngủ nửa thức cũng là cách hiệu quả giúp bé chịu bú.

cách giúp bé bú mẹ

  • Nếu bé không chịu ti mẹ khi bạn đang cố gắng cho bú thì có thể là vì sữa xuống quá nhanh khiến trẻ không thích nghi kịp. Để hạn chế việc căng sữa và duy trì nguồn sữa, bạn nên hút sữa như khi con bạn từng bú mẹ. Bằng cách này, bạn có thể vắt một ít sữa trước khi cho bé bú.
  • Bé bú bình bỏ bú mẹ phải làm sao? Bạn cần phải xác định gần đây bạn đã thực hiện những thay đổi gì trong việc cho bé bú. Bé có bú bình hay dùng núm vú giả quá thường xuyên? Việc bé không chịu bú mẹ có khi là dấu hiệu cho thấy bé đã quen với việc bú sữa từ bình. Do đó, bạn hãy thử cho bé bú trong vài ngày mà không cho ăn thêm để xác định nguyên nhân.
  • Nếu trẻ hay quấy khóc và bạn bị căng sữa một cách khó chịu, bạn nên vắt một ít sữa và cho trẻ uống bằng cốc thay vì bằng bình. Dùng cốc có thể thúc đẩy cho bé bú nhanh hơn. Trên hết, là bạn phải kiên nhẫn vì tình trạng này sẽ nhanh chóng trôi qua.
  • Nếu bé bị nghẹt mũi, bạn có thể hút mũi cho trẻ trước khi bú.
  • Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ là do bé bị phân tâm, bạn hãy thử cho bé bú trong không gian yên tĩnh, tránh bị xao nhãng. Nếu bé cắn mẹ khi bú, bạn hãy nhanh chóng luồn ngón tay vào miệng bé để có thể phá vỡ lực hút.

Nguy cơ khi bé không chịu bú mẹ

Nếu bé không chịu bú mẹ, thì cả bạn lẫn thiên thần nhỏ sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Tắc tia sữa
  • Giảm nguồn sữa mẹ
  • Bé không chịu bú sẽ khiến cân nặng em bé không đạt chuẩn
  • Cả mẹ lẫn con đều cảm thấy khó chịu
  • Giảm sự hứng thú của bé đối với sữa mẹ
  • Trẻ không chịu bú có thể khiến mẹ bị đau núm vú, ngực sưng và căng tức.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bé bú một bên phải làm sao? Mách bạn cách xử lý nhanh, gọn

Mẹ nên ăn gì để có nhiều sữa?

Một số thực phẩm giúp tăng lượng sữa cho bà đẻ, qua đó khắc phục phần nào tình trạng bé không chịu bú mẹ gồm:

  • Cà rốt
  • Gừng
  • Cá hồi
  • Mè đen
  • Khoai lang
  • Đủ đủ xanh
  • Uống đủ nước
  • Cỏ cà ri Fenugreek
  • Trà thì là hoặc sữa từ hạt thì là.

Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên của cơ thể. Do vậy, vấn đề bé không chịu bú mẹ sẽ nhanh chóng được giải quyết nếu bạn tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Ngay cả khi việc này có thể gặp khó khăn nhưng với thời gian, sự kiên nhẫn cùng tình mẫu tử đều giúp cho quá trình trẻ sơ sinh bú mẹ quay trở lại bình thường.


Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cùng hơn 5.000 bố mẹ khác

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất