Nằm lòng các loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả, dễ kiếm

Related Articles

Trong y học hiện đại, cây ngải cứu chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, ngải cứu còn chứa 2 chất kháng viêm tự nhiên là asinthin và anabsinthine, cùng hàm lượng tinh dầu có khả năng gây tê tự nhiên. Ngoài ra, trong ngải cứu còn có chứa tamin có tác dụng chống phù nề, mineol chống xơ hóa, giảm đau, làm mềm gân, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động, và một số thành phần khác giúp kích thích và tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ bắp, giảm viêm sưng, thông mạch. Nhờ đó, ngải cứu được sử dụng như một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp, giảm tình trạng sưng tấy, nóng đỏ khá hiệu quả.

Một số bài thuốc chữa xương khớp từ ngải cứu bao gồm:

  • Ngải cứu và giấm: Sử dụng hỗn hợp ngải cứu giã nát và giấm đem đi làm nóng lên rồi cho vào túi chườm. Sau đó, chườm hỗn hợp lên vùng da đang bị đau nhức. Thực hiện 2-3 lần/ngày và mỗi lần khoảng 15 phút để giảm bớt cảm giác khó chịu. Lưu ý không được để nhiệt độ quá nóng gây bỏng da.
  • Ngải cứu và mật ong: Xay nhuyễn lá ngải cứu, cho thêm mật ong vào khuấy đều và uống hết trong ngày. Uống liên tục trong 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.
  • Ngải cứu sao muối, gừng: Dùng 1 nắm lá ngải cứu già đảo trên chảo nóng, thêm một ít muối hạt lớn và khoảng 5 lát gừng sẻ. Khi các nguyên liệu nóng già, đổ ra khăn hoặc túi chườm. Sau đó chườm hỗn hợp lên vùng bị đau. Khi nguội có thể sao lại để làm nóng. Phương pháp này áp dụng hiệu quả cho các trường hợp đau do lạnh.

Lưu ý: – Không dùng ngải cứu quá dài ngày mà chưa biết rõ nguyên nhân gây đau xương khớp.

-Những người nhiệt âm hư, cao huyết áp cần thận trọng khi dùng.

– Ngải cứu có nguy cơ gây sảy thai cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nên không dùng ngải cứu cho đối tượng phụ nữ mang thai.

  1. Cà gai leo

Cà gai leo (Tên khoa học: Solanum procumbens Lour), một loại cây thuộc họ Cà (Solanaceae) và là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả mà ít người biết đến. Theo Đông Y, cà gai leo có vị cay, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn độc cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Dân gian thường sử dụng cà gai leo trong các bài thuốc chữa xương khớp đau nhức do viêm khớp, thoái hóa xương khớp, phong thấp,…

các loại cây chữa bệnh xương khớp: Cây cà gai leo

Thực hiện bài thuốc chữa xương khớp từ cây gai leo cũng khá đơn giản: Sử dụng cây cà gai leo đã rửa sạch, cắt khúc, phơi khô, sao vàng nấu với 2 lít nước sôi cho đến khi sắc lại còn 1 lít. Dùng để uống hàng ngày nhằm giúp cải thiện chứng đau nhức xương khớp.

  1. Cây nha đam

Cây nha đam (Tên khoa học: Aloe spp) hay còn có tên gọi khác là lô hội. Nha đam chứa nhiều vitamin A, B, C, E, chất chống oxy hóa và chống viêm. Theo Y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, quy kinh can, vị, đại trường. Từ lâu, nha đam vẫn thường được dùng là một loại thảo dược giúp làm đẹp da, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng nha đam dưới hình thức bôi hoặc đắp ngoài da sẽ giúp kháng viêm, giảm đau trong trường hợp bị sưng viêm do đau nhức xương khớp.

các loại cây chữa bệnh xương khố: Cây nha đam

  1. Củ nghệ (Curcuma spp.)

Từ lâu nghệ đã quá quen thuộc với mọi người vì những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhắc đến các loại cây chữa bệnh xương khớp quen thuộc thì không nên bỏ qua vị dược liệu này.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng hợp chất curcumin và các dẫn xuất của nó trong củ nghệ được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Một nghiên cứu của Kuptniratsaikul được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ tháng 10/2020 cho biết, tác dụng ngắn hạn của curcumin có hiệu quả cao đối với bệnh viêm khớp gối. Cụ thể là giảm đau đầu gối, giảm viêm và thoái hóa khớp. Hiệu quả này tương đương với việc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm trong viêm khớp như diclofenac, ibuprofen nhưng an toàn và ít tác dụng phụ hơn. Theo Y học cổ truyền, củ nghệ vàng hay còn gọi là khương hoàng thuộc nhóm thuốc phá huyết, giúp khí huyết lưu thông từ đó làm cải thiện tình trạng ứ trệ, tắc trở ở cân cơ kinh lạc, chữa chứng sung huyết do sang chấn, đau khớp, đau dây thần kinh …

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất