Nấm bào ngư: 6 tác dụng và 5 lưu ý khi sử dụng để không gây hại • Hello Bacsi

Related Articles

Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, nấm bào ngư còn là vị thuốc quý mà ít ai biết đến. Để biết thêm nhiều tác dụng của loại nấm này với sức khỏe, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết sau đây.

Nấm bào ngư thường xuất hiện trong các món ăn chay. Loại nấm này là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Nấm bào ngư là loại nấm gì?

Nấm bào ngư còn được biết với các tên gọi khác như: nấm sò, nấm trắng,… Loại nấm này thường mọc thành từng cụm xếp chồng lên nhau. Nấm thường sinh trưởng tốt trên thân cây gỗ, rơm rạ, mùn cưa,…

Nấm bào ngư có hình dạng giống một chiếc phễu lệch. Phần mũ nấm xòe ra, lồi lên và mặt mũ nhẵn bóng, mép mũ cuộn vào trong. Mũ nấm có màu xám – nâu sẫm và màu trắng nhạt. Đây là 2 màu sắc đặc trưng của loại nấm này. Cuống nấm ngắn được phủ lông mịn có màu nhạt hơn phần mũ nấm, mọc sát nhau.

Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư

Nấm bào ngư chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu tương đương với các loại rau xanh như: vitamin D, vitamin B1, B3, B2, B5, photpho, selen, kẽm,… Đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể, giúp giảm cân, làm đẹp da và tăng cường sức khỏe.

Bên cạnh đó, loại nấm này còn chứa: Protein, Vitamin PP, Glucid, Acid Folic, các Fleutorin và Acid béo không no… giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống các gốc tự do và hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả.

>>> Hãy đọc thêm: 6 cách chế biến nấm bào ngư tươi ngon, đơn giản tại nhà

6 tác dụng của nấm bào ngư

nấm bào ngư có tác dụng gì

Với nguồn dưỡng chất dồi dào, nấm bào ngư đem đến những tác dụng tốt với sức khỏe như:

1. Nâng cao hệ thống miễn dịch

Trong nấm bào ngư chứa chất chống oxy hóa selen. Chất này có tác dụng bảo vệ tế bào trước những tác nhân gây hại. Từ đó giúp cơ thể tránh được các bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, nấm sò còn chứa những hợp chất như: chất điều hòa miễn dịch, giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể tốt nhất.

2. Cải thiện chức năng não bộ

Nấm bào ngư rất giàu niacin (vitamin B3), một chất dinh dưỡng quan trọng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức do tuổi tác.

3. Nấm bào ngư giúp kháng viêm

Viêm mãn tính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, ung thư, tiểu đường. Trong khi đó, nấm bào ngư có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, từ đó có tác dụng kiểm soát và chống viêm hiệu quả.

4. Giảm lượng đường trong máu

Nấm bào ngư chứa nhiều β-glucans. Đây là chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng điều hòa đường huyết, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc ăn nấm sò sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

5. Nấm bào ngư giúp ngăn ngừa và kiểm soát ung thư

Nấm sò có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư ruột kết. Chiết xuất nấm bào ngư giúp hỗ trợ điều trị chống lại các tế bào khối u đại trực tràng và bệnh bạch cầu.

6. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Nấm bào ngư chứa những hợp chất tốt cho tim mạch, trong đó có chất xơ hòa tan beta-glucans. Bên cạnh đó, loại nấm này còn giúp hạ lượng đường trong máu, giảm chất béo trung tính, giảm huyết áp và mức insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch hiệu quả.

5 lưu ý khi sử dụng nấm bào ngư

Lưu ý khi sử dụng nấm bào ngư

Khi dùng nấm bào ngư, bạn cần lưu ý những điều sau để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Dùng nhiều dầu mỡ

Nấm bào ngư có đặc tính hút nước và chất lỏng. Việc cho quá nhiều dầu ăn khi xào nấm sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của nấm vào cơ thể. Điều này có thể khiến bạn bị chướng bụng, khó tiêu và nghiêm trọng hơn là mắc chứng trào ngược dạ dày.

>>> Hãy đọc thêm: 3 nhóm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa bạn nên cẩn trọng

2. Chế biến nấm ở nhiệt độ thấp

Khi nấu nấm ở nhiệt độ thấp, nấm sẽ ra khá nhiều nước làm món ăn mất đi hương vị, màu sắc và thẩm mỹ của món ăn. Do đó, khi chế biến nấm thành các món ăn, bạn nên nấu chúng ở nhiệt độ cao để làm tăng độ ngon của nấm.

3. Sử dụng nồi, chảo nhôm để nấu nấm

Khi nấu trong nồi hoặc chảo nhôm, các hoạt chất trong nấm sẽ tác dụng với nhôm, làm nấm bị chuyển sang màu thâm đen. Điều này làm cho món ăn mất đi tính thẩm mỹ của món ăn. Vì vậy, khi nấu nấm bạn không nên sử dụng những vật dụng làm từ nhôm.

4. Nấm nên chín hoàn toàn

Bạn cần nấu nấm bào ngư trong khoảng 5-10 phút để nấm chín tuyệt đối, đảm bảo vệ sinh và không gây hại cho cơ thể. Vì nếu như nấm chưa chín hoàn toàn, những chất hoặc vi khuẩn có trong nấm chưa được tiêu diệt sẽ gây ra những tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

5. Không dùng nấm chung với đồ mát

Theo y học cổ truyền, nấm bào ngư có tính mát, vị ngọt. Nếu bạn dùng nhiều nấm và kết hợp với các thức ăn có tính hàn trong thời gian dài sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy.

Người có thể trạng yếu, hay bị đầy bụng, đi ngoài phân lỏng,… không nên sử dụng loại nấm bào ngư. Ngoài ra, khi ăn nấm sò bạn cũng nên hạn chế các đồ uống lạnh như: trà đá, cà phê đá hay các đồ uống giúp hạ nhiệt,… để tránh bị đau bụng.

Nấm bào ngư là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Để có thể phát huy hết những công dụng đặc biệt và bảo vệ những dưỡng chất có trong nấm, bạn nên sử dụng và bảo quản đúng cách.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất