Mọc mụn trong tai do đâu và liệu nó có nguy hiểm? Tìm hiểu ngay!

Related Articles

Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên mụn nhọt ở tai và các phương pháp trị mụn trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây mọc mụn nhọt ở tai

Mụn (mụn trứng cá, mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen) và nhọt thường xuất hiện trên da ở các vùng như mặt và lưng. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể, thí dụ như ở tai. So với mụn, nhọt thường nằm ở lớp sâu trong da và ít lộ ra ngoài trong giai đoạn đầu.

Tai ngoài, cấu trúc da có các tế bào biểu bì, tế bào lông và các tuyến tiết bã nhờn. Chất bã nhờn có chức năng như lớp “lá chắn” bảo vệ cho da. Nhưng, do một nguyên nhân nào đó, sự tích tụ quá nhiều bã nhờn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mụn nhọt. Đặc biệt, khi mụn nhọt mọc ở trong ống tai sẽ gây đau nhức dữ dội và có những biến chứng phiền toái. Việc không giữ vệ sinh tai, để bụi bẩn và nước bẩn lọt vào lỗ tai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Các nguyên nhân làm mọc mụn nhọt ở tai, bao gồm:

  • Tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn
  • Các tuyến trong tai tiết ra quá nhiều bã nhờn tồn đọng
  • Dùng chung tai nghe với người khác
  • Sử dụng tai nghe không sạch
  • Ngoáy tai bằng ngón tay hoặc ráy tai bằng dụng cụ bẩn
  • Để nước bẩn lọt vào tai
  • Căng thẳng tâm lý
  • Mất cân bằng nội tiết tố, chẳng hạn như khi bước vào tuổi dậy thì hoặc khi mang thai
  • Nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên tai
  • Đội mũ che nắng hoặc mũ bảo hiểm trong thời gian dài
  • Da tai bị dị ứng do tiếp xúc với mỹ phẩm

Mụn nhọt ở tai có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Do đó, điều quan trọng nhất là phải “chỉ mặt, đặt tên” được nguyên nhân nào gây ra chúng. Để làm được điều này, bạn nên đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Có nên nặn mụn trong tai không?

Bạn không nên tự nặn mụn, đặc biệt là mụn trong lỗ tai. Tự nặn không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu hơn và xa hơn, gây ra nhiễm trùng lan rộng. Những tổn thương da sâu rộng đó, có thể diễn tiến thành sẹo hẹp, rất khó giải quyết ở trong ống tai. Cho nên, khi thấy mụn nhọt ở trong tai trở nên nghiêm trọng, bạn nên tới bác sĩ để được loại bỏ một cách an toàn và triệt để nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Có nên nặn mụn trong tai không?Điều trị mụn nhọt mọc trong lỗ tai

Do tai là vùng nhạy cảm nên mụn nhọt trong tai cần phải được xử lý đúng cách. Các phương pháp điều trị mụn nhọt ở tai bao gồm:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất