Mềm sụn thanh quản: Bệnh gây khò khè kéo dài ở trẻ • Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản ở trẻ nhỏ. Một số chuyên gia cho rằng tình trạng này xuất phát từ sự phát triển bất thường của sụn thanh quản hoặc các bộ phận khác của thanh quản.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho thấy nguyên nhân là do đường dẫn truyền thần kinh ở trẻ chưa hoàn chỉnh, khả năng phối hợp hoạt động các bộ phận đường hô hấp còn kém khiến đường dẫn khí dễ bị phồng xẹp.

Nguyên nhân mềm sụn thanh quản

Trẻ sinh non, bị bệnh lý thần kinh cơ hoặc có các tổn thương đường hô hấp khác như mềm sụn khí quản, hẹp vùng hạ thanh môn… có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Quá trình chẩn đoán

Để chẩn đoán mềm sụn thanh quản, bác sĩ sẽ căn cứ và tình trạng thở rít cũng như các triệu chứng khác của trẻ. Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ đề nghị bố mẹ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các biểu hiện. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng mà trẻ đang gặp phải.

Xét nghiệm chính được sử dụng để chẩn đoán là soi mũi – hầu – thanh quản. Phương pháp này sử dụng một ống soi mảnh có gắn camera truyền qua mũi xuống cổ họng. Dựa vào hình ảnh thu thập được, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng thể về sức khỏe và cấu trúc của thanh quản.

Nếu nghi ngờ trẻ bị mềm sụn thanh quản, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác như chụp X-quang cổ và ngực để đánh giá tình trạng của thanh quản.

Điều trị mềm sụn thanh quản

Hầu hết trường hợp mềm sụn thanh quản bẩm sinh có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh gây cản trở việc cho ăn uống, khiến bé khó tăng cân hoặc làm cơ thể tím tái, trẻ có thể cần điều trị bằng phẫu thuật.

Nếu bệnh liên quan đến GERD, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trào ngược để giúp kiểm soát việc sản xuất axit dạ dày.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, bạn và con vẫn có thể tiếp tục các sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng để đảm bảo bé không gặp phải bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào khác.

Bên cạnh đó, khi chăm sóc trẻ bị bệnh, bạn nên chú ý các vấn đề sau:

  • Nếu việc cho ăn hoặc bú gặp trở ngại, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn thường xuyên hơn.
  • Nâng nhẹ đầu con lên khi ngủ. Điều này sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ trước khi ngủ. Trẻ bị bệnh cũng hay thở bằng miệng, do đó bố mẹ nên thoa kem dưỡng môi để bé không bị khô và nứt nẻ môi.
  • Xây dựng chế độ ăn dặm hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Khám sức khỏe định kỳ cho bé. Cho trẻ tiêm chủng bình thường để phòng tránh các căn bệnh khác.

Cho con bú

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất