Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Mách bạn cách gọi sữa về nhanh

Related Articles

Khoảng 1 – 3 ngày sau khi sinh sữa mẹ sẽ về. Tuy nhiên, nhiều mẹ sinh mổ thường gặp tình trạng sữa về chậm hơn so với sinh thường. Điều này khiến các mẹ lo lắng và băn khoăn với vấn đề mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao?

Mặc dù việc sinh mổ có thể khiến bạn gặp khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian đầu nhưng lời khuyên là bạn đừng bỏ cuộc nhé! Trên thực tế thì phương pháp sinh mổ không làm mất khả năng tiết sữa của mẹ và có khá nhiều cách để bạn “gọi sữa về”. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ tổng hợp những mẹo hay giúp bạn nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng hơn.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ sau sinh mổ?

Nhiều mẹ sau khi sinh mổ không có sữa cho con bú thường cho rằng mình bị mất sữa sau sinh mổ. Thế nhưng, điều này không hoàn toàn đúng vì sau khi sinh mổ sữa mẹ chỉ về chậm hơn so với sinh thường chứ không phải là bạn bị mất sữa. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ sau sinh mổ:

1. Gây tê hoặc gây mê khi sinh

Thuốc gây tê hoặc gây mê được sử dụng khi sinh mổ có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của mẹ. Trong trường hợp bạn phải dùng thêm thuốc chống viêm hay chống nhiễm trùng thì các loại thuốc này có thể ức chế hormone sản xuất sữa khiến bạn không thể tiết sữa ngay sau khi sinh. Ngoài ra, khi sinh mổ thì cơ thể mẹ thường không trải qua quá trình co bóp tử cung, chuyển dạ nên tuyến sữa sẽ hoạt động chậm hơn so với mẹ sinh thường.

2. Việc cho con bú bị trì hoãn

mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao

Sinh mổ khiến việc cho con bú sữa mẹ sau sinh bị trì hoãn. Điều này có thể do ảnh hưởng của các loại thuốc khiến bạn cần nghỉ ngơi thêm hoặc một trong hai mẹ con gặp vấn đề gì đó trong khi sinh mổ nên cần được tách ra để chăm sóc đặc biệt.

Khi đó, bạn sẽ không có cơ hội để cho con bú ngay sau sinh nên khiến cơ thể tạm thời thiếu hormone tiết sữa là prolactin và oxytocin. Tình trạng thiếu 2 loại hormone này khiến tuyến sữa không được kích thích dẫn đến tình trạng sữa mẹ về chậm sau sinh mổ.

3. Ảnh hưởng của vết mổ

Vết mổ bị đau hoặc việc tập làm quen với những tư thế cho con bú phù hợp có thể khiến bạn không thể cho con bú sữa mẹ sớm sau khi sinh. Hơn nữa, các cơn đau sau sinh mổ có thể khiến mẹ mất ngủ, khó ngủ, ăn uống không ngon dẫn đến ăn uống thiếu chất. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của cơ thể.

4. Tâm lý sau sinh mổ

Việc sinh mổ thường không phải là lựa chọn của người mẹ hoặc một số trường hợp mẹ được chỉ định sinh mổ đột xuất, không có sự chuẩn bị trước nên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý sau sinh. Một số chị em có thể cảm thấy buồn, thất vọng, lo lắng… sau ca sinh mổ và điều này có thể ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Mẹo gọi sữa về nhanh

Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Như đã đề cập, không có phương pháp sinh nào gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của mẹ. Mặc dù đối với mẹ sinh mổ thì điều này có chút khó khăn hơn nhưng hãy yên tâm là bạn vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Để kích thích việc tiết sữa, bạn hãy áp dụng một vài lời khuyên sau đây:

1. Bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh

mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao

Nếu được gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống, bạn vẫn có thể tỉnh táo và cho con bú sớm sau khi sinh. Đối với trường hợp gây mê toàn thân, tuy quá trình hồi phục sẽ lâu hơn nhưng bạn có thể yêu cầu da kề da với em bé ngay khi bạn tỉnh táo trở lại. Sau đó, bạn hãy chờ em bé bắt đầu tự bú mẹ một cách tự nhiên.

Việc tiếp xúc da kề da và cho con bú càng sớm sẽ giúp bạn và em bé càng gần gũi hơn về mặt tình cảm. Điều này kích thích hormone tiết sữa hoạt động và giúp sữa mẹ dần dần về nhiều hơn.

2. Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Sử dụng máy hút sữa sẽ rất hữu ích

Việc sinh mổ thường khiến bạn không có cơ hội cho con bú ngay sau sinh, đặc biệt là trong trường hợp bạn và em bé phải tạm thời tách ra hoặc con chưa thể bú mẹ ngay được. Lúc này, giải pháp giúp sữa nhanh về đó chính là vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa trong vòng 1 – 2 giờ sau khi sinh. Việc hút sữa sau mỗi 3 – 4 giờ một lần sẽ ngăn ngừa bầu ngực căng sữa, giúp bạn thu được sữa non và cung cấp cho bé ngay khi con có thể bú được.

3. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết

Bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi cho con bú nếu cơn đau từ vết mổ của bạn được kiểm soát. Vì vậy, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ để được kê đơn loại thuốc phù hợp với phụ nữ đang cho con bú. Việc dùng thuốc giảm đau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giúp cơ thể tập trung vào việc sản xuất sữa mẹ.

4. Đừng ngần ngại khi nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, y tá

Sau khi sinh mổ, các mẹ thường có thời gian ở lại bệnh viện lâu hơn. Điều này giúp bạn tiếp xúc với y tá và bác sĩ chuyên khoa nhiều hơn. Do đó, nếu gặp khó khăn trong việc cho con bú hoặc chậm tiết sữa thì cách tốt nhất là bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn. Đồng thời, bạn hãy đặt câu hỏi và tìm hiểu tất cả những gì mình cần biết về chăm sóc trẻ sinh mổ cũng như vết mổ… để an tâm hơn sau khi xuất viện nhé!


Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất