Mẹ bầu thức khuya, ngủ ít có sao không? Làm sao để cải thiện giấc ngủ?

Related Articles

Đôi khi thức khuya không chỉ là thói quen mà còn có thể là do mẹ bầu khó ngủ, không thể đi ngủ sớm như mong muốn vì một số tác động của thai kỳ cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và tổng hợp những bí quyết hữu ích giúp mẹ bầu ngủ ngon, ngủ đủ giấc mỗi ngày để có thai kỳ khỏe mạnh.

Vì sao mẹ bầu thức khuya hoặc ngủ ít? Yếu tố nào đang cản trở giấc ngủ của bạn?

Mẹ bầu thức khuya thường là do thói quen ngủ muộn trước khi mang thai hoặc do các mẹ hay sử dụng điện thoại, máy tính, coi ti vi… trước giờ đi ngủ. Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc mẹ bầu thức khuya, khó ngủ hoặc ngủ ít đôi khi còn là do những yếu tố liên quan đến thai kỳ hoặc các vấn đề sức khỏe, giấc ngủ. Trong đó thường bao gồm các vấn đề như:

Mẹ bầu khó tìm được tư thế ngủ thoải mái

mẹ bầu thức khuya, ngủ trễ

Đối với chị em có thói quen nằm sấp hoặc nằm ngửa khi ngủ thì thường sẽ khó tìm được tư thế ngủ thoải mái trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Khi bụng ngày càng lớn, mẹ bầu được khuyên là nên nằm nghiêng để đảm bảo lưu thông máu và truyền dưỡng chất cho em bé qua nhau thai. Tuy nhiên, một số mẹ không quen nằm nghiêng khi ngủ thì sẽ cảm thấy không thoải mái, dẫn đến khó ngủ và ngủ ít.

Ngoài ra, khi thai nhi cử động nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ, giấc ngủ của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng mẹ bầu thức khuya và khó ngủ hơn.

Mẹ bầu thức khuya, ngủ ít có thể do chuột rút, đau lưng, đau nhức tay chân

Đa số mẹ bầu đều bị đau lưng, đau nhức tay chân hoặc chuột rút do áp lực ngày càng lớn từ thai nhi đang phát triển trong bụng. Những vấn đề kể trên có thể là tác nhân gây cản trở giấc ngủ, khiến mẹ bầu thức khuya, ngủ ít hơn vì cảm thấy không thoải mái. Riêng đối với tình trạng chuột rút trong thai kỳ, chị em không nên quá chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang thiếu dưỡng chất, đặc biệt là canxi và magie. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám nếu bị chuột rút thường xuyên hoặc mất ngủ vì chuột rút để có giải pháp xử lý hiệu quả.

Ốm nghén, buồn nôn trước khi đi ngủ

Mặc dù ốm nghén khi mang thai được biết là thường xảy ra vào buổi sáng nhưng sự thật là tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đối với một số mẹ bầu bị ốm nghén nặng, chị em có thể cảm thấy buồn nôn nhiều vào cuối ngày và trước khi đi ngủ. Trong trường hợp này, mẹ bầu thức khuya, khó chìm vào giấc ngủ có thể là do cảm giác khó chịu từ cơn ốm nghén.

Khó thở khi mang thai

mẹ bầu thức khuya, ngủ trễ

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất