Mắt nhạy cảm với ánh sáng ảnh hưởng giấc ngủ: Làm sao để khắc phục? • Hello Bacsi

Related Articles

Vậy có những phương pháp cải thiện nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ánh sáng ảnh hưởng tới giấc ngủ như thế nào?

Bất kỳ ánh sáng nào cùng có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ như:

Phá vỡ nhịp sinh học trong cơ thể

Đồng hồ sinh học hay nhịp sinh học (Circadian Rhythms) là phản ứng của cơ thể theo quy trình 24 giờ giúp cơ thể điều chỉnh các hoạt động sống phù hợp. Nhịp sinh học được kiểm soát bởi bộ não (ra tín hiệu điều hòa nhịp độ sinh học). Trong khi đó, các hoạt động của bộ não cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi tiếp xúc với ánh sáng.

Khi ngủ dưới ánh sáng, các tế bào của võng mạc có thể cảm nhận được ánh sáng và đưa tín hiệu sai về bộ não, báo hiệu thời gian đang là ban ngày. Bộ não sau đó lại gửi tín hiệu cho tất các bộ phận cơ thể để hoạt động theo cơ chế ban ngày.

Chỉ khi tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, nhịp sinh học của cơ thể mới được đồng bộ hóa chặt chẽ đúng theo thời gian ban ngày và ban đêm: Tỉnh giấc vào buổi sáng và đi ngủ vào tối đêm. Trong cuộc sống hiện đại, đèn điện tạo ra nhiều nguồn ánh sáng ảnh hưởng đến bộ máy tạo nhịp sinh học của bộ não. Hậu quả của việc rối loạn nhịp sinh học có thể dẫn tới trầm cảm, và các bệnh mãn tính khác.

mắt nhạy cảm với ánh sáng

Tác động đến hormone melatonin

Melatonin là một hormone tự nhiên của cơ thể. Để phản ứng với môi trường trong bóng tối, tuyến tùng quả (pineal gland) của bộ não sẽ tự động sản sinh melatonin. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh sáng sẽ khiến cho quá trình sản sinh này chậm lại hoặc dừng hoạt động. Khi nồng độ melatonin tăng, bạn càng có cảm giác buồn ngủ. Đây là cách mà hormone này giúp chúng ta bắt đất chìm vào giấc ngủ.

Ngoài ra, việc chu kỳ sản xuất melatonin theo đúng đồng hồ sinh học sẽ giúp giờ giấc ngủ cố định, hiệu quả hơn. Đối với một số người có vấn đề về giấc ngủ, bao gồm rối loạn nhịp sinh học, melatonin tổng hợp, một số thực phẩm chức năng và chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ điều chỉnh giấc ngủ

Rối loạn chu kỳ giấc ngủ (Sleep Cycles)

Không phải ai cũng có chu kỳ giấc ngủ giống nhau. Thông thường, trong khoảng thời gian ngủ, một người trải qua bốn đến sáu chu kỳ ngủ. Mỗi chu kỳ kéo dài 70-120 phút. Những chu kỳ đó bao gồm cả giấc ngủ có chuyển động mắt (giấc ngủ REM) và giấc ngủ không REM.

Tiếp xúc với sáng ánh sáng vào ban đêm có thể cản trở sự chuyển tiếp giữa các chu kỳ ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ. Quá nhiều ánh sáng có thể gây tỉnh giấc hoặc làm gián đoạn giấc ngủ, gây tình trạng mất ngủ / khó ngủ

>>> Tìm hiểu thêm: 5 giai đoạn của giấc ngủ bạn cần biết

Jet lag

Jet lag là hội chứng của cơ thể khi rối loạn giấc ngủ tạm thời do thay đổi múi giờ. Lúc này, đồng hồ sinh học bị thay đổi do chuyến bay dài, công tác xa,… Việc lệch múi giờ sẽ gây khó ngủ. Để khắc phục với Jet lag, bạn nên tiếp xúc và tránh ánh sáng theo giờ cụ thể để đồng hồ sinh học được điều chỉnh phù hợp.

Biểu hiện mắt nhạy cảm với ánh sáng khi ngủ

Khi mắt nhạy cảm với ánh sáng khiến bạn mất ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra hội chứng sợ ánh sáng. Bạn trở nên khó chịu và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Một số biểu hiện và hậu quả bạn có thể gặp phải sau một thời dài mất ngủ do mắt nhạy cảm với ánh sáng như đau đầu, buồn nôn, cáu gắt,…

>>> Tham khảo thêm: Chứng sợ ánh sáng

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất