Lồi xương hàm dưới có nguy hiểm không? Cách nhận biết và hướng điều trị

Related Articles

Hiện nay các bệnh lý u, bướu được ghi nhận không ít, khiến cho việc bất kỳ cấu trúc khác thường nào xuất hiện trong cơ thể cũng có thể gây nhiều hoang mang. Vậy thì lồi xương hàm dưới là gì? Dấu hiệu để nhận biết và phân biệt hiện tượng này với những bệnh răng miệng nguy hiểm ra sao? Hãy tìm hiểu những thông tin liên quan cùng Hello Bacsi bạn nhé!

Lồi xương hàm dưới là gì?

Lồi xương hàm (torus) là hiện tượng lồi xương đặc, khối xương lồi ra thường có dạng hình tròn, nhẵn, xuất hiện ở một trong hai hàm dưới hoặc trên hoặc cả hai. Tình trạng lồi xương hàm không phải là những khối u, chúng phát triển chậm và lành tính.

Lồi xương hàm bên dưới thường gặp phía sau vùng răng nanh và răng cối nhỏ. Trong khi đó lồi củ xương hàm trên lại phát triển ở đường giữa của vòm miệng.

Tình trạng lồi xương hàm và lồi xương hàm dưới nói riêng thường không được phát hiện khi khối xương lồi ra còn nhỏ. Trải qua thời gian dài phát triển từ từ, chỉ khi kích thước đáng kể mới gây chú ý và khiến người bị lồi xương hàm lo sợ. Tình trạng lồi xương hàm ở dưới và trên khi đạt một kích thước nhất định nào đó sẽ ngưng lại, không lớn thêm nữa.

Dấu hiệu nhận biết lồi xương hàm dưới

dấu hiệu lồi xương hàm dưới

Tình trạng lồi xương hàm dưới không khó để nhận diện vì thường có vị trí và hình dạng khá đặc trưng:

  • Khối xương lồi xuất hiện phía sau vùng răng nanh và răng cối nhỏ của hàm dưới
  • Bao gồm một hoặc một số khối cứng, hơi tròn được niêm mạc miệng bao bọc, nhìn và sờ vào thấy nhẵn.
  • Không có cảm giác đau.

Dù vậy, tình trạng lồi xương hàm dưới có thể gây ra một số bất tiện, phụ thuộc vào kích thước và hình dạng như:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất