Liệu pháp dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường, liệu bạn đã biết?

Related Articles

Việc áp dụng tDNA cho bệnh nhân đái tháo đường gồm các bước:

Bước 1: Thu thập các yếu tố liên quan đến văn hóa địa phương của từng bệnh nhân

Các bác sĩ sẽ thu thập thông tin về những yếu tố liên quan đến văn hóa địa phương như vị trí địa lý nơi bệnh nhân cư trú và phân loại dân tộc của họ. Các yếu tố này sẽ được sử dụng để điều chỉnh những thuật toán cho từng quần thể bệnh nhân riêng biệt.

Bước 2: Thu thập và sắp xếp lại các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân

Các yếu tố này bao gồm chế độ ăn uống của gia đình, ít vận động thể chất, nhân trắc học bất thường, chỉ số microalbumin niệu cao bất thường, uống nhiều rượu bia, rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh đi kèm khác như tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.

Sau khi đã thu thập hết các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân sẽ được chia vào 1 trong 2 nhóm: nhiều nguy cơ và ít nguy cơ. Nếu bệnh nhân vừa mắc đái tháo đường type 2 hoặc tiền đái tháo đường vừa mắc các bệnh đi kèm khác thì bác sĩ có thể phải áp dụng nhiều biện pháp can thiệp hơn và ở mức độ cao hơn những bệnh nhân khác. Các yếu tố cá thể như khả năng tuân thủ, tác dụng phụ khi dùng thuốc và thói quen ăn uống cũng được cân nhắc khi lựa chọn biện pháp điều trị cho những bệnh nhân này.

Bước 3: Đưa ra các khuyến nghị chung

Sau khi đã sắp xếp người bệnh vào các nhóm, bác sĩ sẽ dựa trên những hướng dẫn và bằng chứng thực hành lâm sàng hiện tại để tư vấn cho họ về các hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp. Những khuyến nghị này sẽ được điều chỉnh thêm trong các trường hợp:

1. Bệnh nhân bị thừa cân hoặc béo phì:

Trong liệu trình điều trị của các bệnh nhân này cần bổ sung thêm các hoạt động thể chất, chế độ giảm cân, liệu pháp dinh dưỡng kết hợp sử dụng các sản phẩm cung cấp năng lượng với công thức dành riêng cho người bệnh đái tháo đường hoặc cân nhắc đến việc phẫu thuật giảm cân.

Người bị đái tháo đường có kèm thừa cân hoặc béo phì nên tuân thủ các hướng dẫn này và cố gắng giảm từ 5 − 10% cân nặng bằng cách giảm lượng calo dung nạp hoặc tăng lượng calo tiêu hao hàng ngày (từ 250 −1.000cal). Bệnh nhân béo phì cấp độ 3 nên giảm 15% trọng lượng cơ thể.

Bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân sống năng động hơn. Hoạt động thể chất và tập thể dục có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc duy trì sức khỏe cũng như kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị đái tháo đường.

Sản phẩm với công thức dành riêng cho người bị đái tháo đường có thể được sử dụng để bổ sung hoặc thay thế cho các chất cung cấp calo thông thường. Maltodextrin biến đổi, fructose, chất xơ, protein từ đậu nành, chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa là những sản phẩm thường gặp thuộc nhóm này. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh về khả năng cải thiện chỉ số đường huyết và giảm biến chứng đái tháo đường của các sản phẩm này.

Đối với các bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể thấp (chẳng hạn như người già), việc bổ sung calo đóng vai trò quan trọng giúp họ tăng cân, cải thiện tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và phòng ngừa các biến chứng khác của bệnh. Với các bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể bình thường hoặc cao, sử dụng các sản phẩm cung cấp calo thay thế có thể giúp bệnh nhân giảm cân, kiểm soát tốt khả năng trao đổi chất và phòng tránh thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng khác trong quá trình hạn chế calo. Việc tăng thêm hoặc giảm bớt số lần sử dụng những sản phẩm này cần được cân nhắc dựa trên các đánh giá lâm sàng cũng như việc thay đổi chế độ ăn để đáp ứng các mục tiêu cá nhân của bệnh nhân.

2. Bệnh nhân có kèm béo phì:

Bác sĩ có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật giảm cân đối với các bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 kèm với béo phì trong trường hợp:

  • Bệnh nhân không đáp ứng với những can thiệp liên quan đến lối sống cũng như y khoa.
  • Đáp ứng được những tiêu chí liên quan đến cấu trúc cơ thể, các bệnh đi kèm hoặc nguy cơ khi phẫu thuật
  • Cam kết lâu dài trong việc thay đổi lối sống và đánh giá theo dõi.

3. Bệnh nhân có kèm cao huyết áp:

Người bị đái tháo đường type 2 hoặc tiền đái tháo đường có kèm tăng huyết áp cần phải quản lý nghiêm ngặt hơn về chế độ ăn. Lượng natri tiêu thụ cần được giới hạn ở mức dưới 1,5g/1 ngày. Một số loại thực phẩm như trái cây và rau quả tươi cũng nên được đưa vào chế độ ăn của bệnh nhân để phòng tránh việc tăng huyết áp.

4. Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu:

Người bệnh có bất thường về lipid phải chú ý hơn đến lượng chất béo tiêu thụ dựa trên tiền sử rối loạn lipid máu của mình. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và sterol thực vật có thể mang lại lợi ích cho họ. Việc giảm lượng đường và thức uống có cồn rất quan trọng với người bị tăng triglycerid trong máu.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất