Liệu bé cưng nhà bạn có mắc phải rối loạn hành vi ở trẻ em? • Hello Bacsi

Related Articles

Nuôi con đã khó, nuôi một “đứa con khó” lại càng khó khăn gấp bội. Là cha mẹ, bạn cần xác định hành vi của con là do quá trình phát triển hay là do con đang mắc phải một rối loạn nào đó. Chẳng hạn, một đứa bé trong độ tuổi mẫu giáo không chịu ngồi yên không đồng nghĩa với việc trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Để hiểu hơn về rối loạn hành vi cảm xúc ở trẻ em, bạn hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây nhé.

Cẩn thận khi xác định rối loạn hành vi ở trẻ em

Rối loạn hành vi cảm xúc ở trẻ em là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc thường bắt đầu từ thời niên thiếu. Đặc trưng nhất của tình trạng này trẻ sẽ gặp khó khăn khi phải tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường được xã hội chấp nhận. Theo thống kê, khoảng 20% thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn về hành vi và cảm xúc, trong đó lứa tuổi vị thành niên là nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất.

Các chuyên gia tâm lý học trẻ em từ Đại học Oxford và Đại học Pittsburgh cho rằng thuật ngữ “rối loạn hành vi” nên được sử dụng thận trọng khi chẩn đoán cho trẻ dưới 5 tuổi. Bởi các bằng chứng về rối loạn hành vi ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn rất hạn chế. Ngoài ra, cũng rất khó để phân biệt hành vi nào ở trẻ là bình thường, hành vi nào là bất thường ở giai đoạn mà tốc độ phát triển đang diễn ra rất nhanh.

3 rối loạn hành vi ở trẻ em thường gặp

rối loạn hành vi ở trẻ em

1. Rối loạn thách thức chống đối (ODD)

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ dưới 12 tuổi mắc chứng rối loạn thách thức chống đối là khoảng 1/10. Ngoài ra, tình trạng này cũng gặp nhiều ở bé trai hơn là bé gái. Bạn có thể nghi ngờ bé mắc chứng rối loạn thách thức chống đối (ODD) nếu trẻ có các triệu chứng như:

  • Dễ tức giận, khó chịu hoặc cáu kỉnh
  • Hay nóng nảy
  • Tranh luận thường xuyên với người lớn, đặc biệt là những người quen thuộc trong cuộc sống như cha mẹ
  • Từ chối tuân theo các quy tắc
  • Thiếu tự tin
  • Luôn cảm thấy vô dụng, bất tài
  • Tìm cách đổ lỗi cho người khác về mọi hành vi sai trái của bản thân

Nếu trẻ có các hành vi trên kéo dài liên tục trong 6 tháng và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập cũng như giao tiếp, kết nối xã hội của trẻ, bạn nên đưa con đi khám.

2. Rối loạn cư xử (CD)

Những đứa trẻ mắc chứng rối loạn cư xử (CD) thường bị đánh giá là những đứa trẻ hư vì bé có những hành vi côn đồ và không tuân theo các quy tắc. Khoảng 5% trẻ 10 tuổi được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn cư xử và thường gặp nhiều ở bé trai. Khoảng 1/3 trẻ mắc chứng rối loạn cư xử cũng mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Những trẻ bị rối loạn cư xử (CD) sẽ có các hành vi như:

  • Thường xuyên không vâng lời cha mẹ hoặc người lớn
  • Trốn học nhiều lần
  • Xu hướng sử dụng ma túy, có xu hướng dùng thuốc lá và rượu
  • Thiếu sự đồng cảm với người khác
  • Gây hấn với động vật và người khác hoặc có các hành vi bạo lực như bắt nạt, lạm dụng thể chất hoặc tình dục
  • Luôn muốn gây hấn, đánh nhau với các bạn
  • Thường xuyên nói dối
  • Có các hành vi phạm tội như trộm cắp, phá hoại
  • Có suy nghĩ “bỏ nhà ra đi”
  • Có suy nghĩ tự sát.

3. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Khoảng 2 – 5% trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)và hội chứng này cũng thường gặp nhiều ở các bé trai hơn. Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ mắc phải rối loạn hành vi ở trẻ em này thường là:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất