Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi mới nhất năm 2022 theo WHO

Related Articles

Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được lịch tiêm chủng mới nhất năm 2022 cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Vì sao cha mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi?

1. Tầm quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi

tầm quan trọng lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi

Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng thời điểm cho trẻ dưới 1 tuổi là điều tối cần thiết. Nguyên nhân là vì:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn rất yếu. Điều này khiến các bé rất dễ bị nhiễm những căn bệnh nguy hiểm. Khi đó, hệ thống miễn dịch của trẻ cần được giúp đỡ để chống lại bệnh tật. Trong trường hợp này, vắc xin chính là phương pháp hữu hiệu nhất, kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại bệnh được chủng ngừa.
  • Một số bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong hoặc tổn hại lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Nếu không được chủng ngừa kịp thời và đầy đủ thì nguy cơ rất cao trẻ sẽ bị mắc những bệnh nguy hiểm này, dẫn đến nhiều biến chứng gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Mặc dù tiêm vắc xin không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ hoàn toàn không bị bệnh, nhưng chủng ngừa giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ở trẻ dưới 1 tuổi. Nếu trẻ không may tiếp xúc với nguồn bệnh mà đã được tiêm vắc xin trước đó, thì rủi ro do bệnh gây ra sẽ được giảm thiểu rất nhiều. Từ đó, nguy cơ tử vong do bệnh ở trẻ dưới 1 tuổi cũng giảm theo. Thực tế, nhiều trường hợp cho thấy trẻ bị bệnh nhưng đã chủng ngừa từ trước nên chỉ có những triệu chứng rất nhẹ, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và nhanh khỏi.
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cũng góp phần tạo ra miễn dịch cộng đồng, từ đó hạn chế sự lây lan của bệnh tật cho trẻ.

2. Tầm quan trọng của việc quan tâm đến lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi

Thời điểm tiêm và khoảng cách của các lần chủng ngừa rất quan trọng. Việc tiêm phòng đúng lúc giúp vắc xin phát huy tác dụng tốt nhất, từ đó tạo ra đủ lượng kháng thể cần thiết, giúp hệ miễn dịch của các bé được tăng cường và chống lại các bệnh được phòng ngừa.

Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi được thiết kế một cách khoa học bởi các chuyên gia và bác sĩ hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin càng sớm, càng tốt. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý và đưa trẻ đi chủng ngừa đúng theo lịch dưới đây.

Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi mới nhất năm 2022 theo khuyến cáo của WHO

Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng cần được tiêm nhiều loại vắc xin nhất, với tổng số mũi vắc xin cần thiết phải tiêm là khoảng 20 mũi. Dưới đây là các loại vắc xin trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm và lịch tiêm chủng tương ứng. Phụ huynh cần lưu ý để đưa con đi tiêm đúng thời điểm được khuyến cáo, tránh trường hợp sót các mũi vắc xin cần thiết cho trẻ. Lịch tiêm phòng trẻ em dưới 1 tuổi năm 2022 theo khuyến cáo của WHO như sau:

1. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh (từ 0 đến 1 tháng tuổi)

  • Vắc xin Viêm gan B (VGB) phòng bệnh viêm gan siêu vi B: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
  • Vắc xin BCG phòng bệnh lao: tiêm 1 mũi suốt đời, càng sớm càng tốt sau khi sinh.

2. Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 phòng chống các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn HIB: tiêm mũi 1.
  • Vắc xin Rota (Rotarix, Rotavin hoặc Rotateq) phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây nên: uống lần 1.
  • Vắc xin phế cầu phòng các bệnh gây ra bởi vi khuẩn phế cầu như viêm phổi, viêm màng não viêm tai giữa, nhiễm trùng máu: tiêm mũi 1.

3. Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi: Tiêm chủng cho trẻ 3 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 phòng chống các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn HIB: tiêm mũi 2.
  • Vắc xin Rota (Rotarix, Rotavin hoặc Rotateq) phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây nên: uống lần 2.

4. Tiêm chủng cho trẻ 4 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 phòng chống các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn HIB: tiêm mũi 3.
  • Vắc xin Rota (đối với loại vắc xin Rotateq) phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây nên: uống lần 3.
  • Vắc xin phế cầu phòng các bệnh gây ra bởi vi khuẩn phế cầu như viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng khác: tiêm mũi 2.

5. Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi: Chủng ngừa cho trẻ 6 tháng tuổi

  • Vắc xin phế cầu phòng các bệnh gây ra bởi vi khuẩn phế cầu như viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng khác: tiêm mũi 3.
  • Vắc xin phòng ngừa bệnh cúm: Tiêm mũi 1 (đối với vắc xin cúm bất hoạt hoặc vắc xin cúm tái tổ hợp). Trẻ chủng ngừa cúm lần đầu tiên nên tiêm phòng 2 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần. Hằng năm, nên tiêm phòng nhắc lại từ 1 liều.
  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu tuýp B và tuýp C gây ra: tiêm mũi 1.

6. Tiêm vắc xin cho trẻ 9 tháng tuổi

  • Vắc xin sởi đơn MVVAC phòng bệnh sởi: tiêm mũi 1.
  • Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản (đối với loại vắc xin sống Imojev): tiêm mũi 1.
  • Vắc xin phòng bệnh thủy đậu (Varilrix): tiêm mũi 1

7. Lịch tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi: Tiêm chủng cho trẻ 1 tuổi (trẻ 12 tháng tuổi)

  • Vắc xin phế cầu phòng các bệnh gây ra bởi vi khuẩn phế cầu như viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng khác: tiêm mũi 4, cách mũi 3 ít nhất 6 tháng.
  • Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella: tiêm lần 1.
  • Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản (đối với loại vắc xin bất hoạt Jevax): tiêm mũi 1 (trong trường hợp nếu chưa tiêm Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản lúc 9 tháng tuổi).
  • Vắc xin phòng bệnh thủy đậu (Varicella, Varivax): tiêm mũi 1 (trong trường hợp nếu chưa tiêm Vắc xin phòng bệnh thủy đậu lúc 9 tháng tuổi).
  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A: tiêm mũi 1.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất