Khi chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ, bạn nên làm gì? • Hello Bacsi

Related Articles

Người chăm sóc và đồng hành với bệnh nhân sa sút trí tuệ là vô cùng quan trọng để giúp họ có thể sống khỏe mạnh và điều trị tốt. Vậy, người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ nên làm gì? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Giúp đỡ các công việc hàng ngày

Trong giai đoạn đầu xuất hiện các dấu hiệu sa sút trí tuệ, bệnh nhân sẽ có những thay đổi trong suy nghĩ, bị suy giảm trí nhớ và làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, người bệnh có thể cần được giúp đỡ nhiều hơn trong các công việc hàng ngày bao gồm tắm rửa, vệ sinh cá nhân và mặc quần áo.

chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ nên làm gì?

Dưới đây là một số lời khuyên mà người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ cần lưu ý và thực hiện:

  • Giúp người bệnh viết danh sách việc cần làm, cuộc hẹn và sự kiện trong ngày vào sổ tay để dễ ghi nhớ.
  • Nhắc nhở bệnh nhân việc dùng thuốc điều trị sa sút trí tuệ và tái khám định kỳ với bác sĩ.
  • Cố gắng lên lịch trình hàng ngày và duy trì mọi việc thành một thói quen, chẳng hạn như thực hiện tắm rửa, mặc quần áo và ăn uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Khi mặc quần áo hoặc tắm rửa, hãy cho phép người bệnh tự làm càng nhiều càng tốt nếu có thể. Mua quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ sử dụng để người bệnh có thể tự mặc được.
  • Sử dụng một chiếc ghế tắm chắc chắn để hỗ trợ nếu người bệnh không thể tự đứng vững.
  • Nhẹ nhàng từng bước một khi giúp người bệnh tắm rửa và mặc quần áo.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ trí nhớ xung quanh nhà để có thể giúp bệnh nhân ghi nhớ mọi vật dụng cần thiết được đặt ở đâu, chẳng hạn như nhãn dán, ký hiệu trên tủ quần áo, ngăn kéo hay cửa ra vào.
  • Những người bị sa sút trí tuệ có thể thường gặp vấn đề với việc đi vệ sinh như chứng tiểu không tự chủ, quên mất nhà vệ sinh ở đâu, hãy giúp đỡ bằng việc đặt bảng hướng dẫn và giữ cho cửa nhà vệ sinh luôn mở.

Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ bằng cách hỗ trợ trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội

Khi các triệu chứng sa sút trí tuệ trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng, kích động và sợ hãi vì không thể ghi nhớ mọi thứ hoặc bị thiếu tập trung. Trong một số dạng sa sút trí tuệ, khả năng ngôn ngữ bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi tìm đúng từ hoặc khó nói, cản trở giao tiếp rất nhiều.

Vì vậy, điều quan trọng là người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ nên ở cạnh bên, kiên nhẫn lắng nghe và nói chuyện với người bệnh càng nhiều càng tốt để hiểu họ muốn gì và cần gì. Đồng thời, hãy hỗ trợ họ cải thiện các kỹ năng giao tiếp, khả năng tư duy và giữ các mối quan hệ xã hội xung quanh. Điều này cũng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy lạc quan, vui vẻ và không bị tự ti về bản thân.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất