Kháng sinh điều trị viêm phế quản có phải là lựa chọn hàng đầu?

Related Articles

Viêm phế quản là một tình trạng nhiễm trùng tại các đường dẫn khí chính của phổi (phế quản), khiến chúng bị sưng, đỏ, tiết dịch,…. Vậy có phải lúc nào cũng cần kiểm soát tình trạng nhiễm trùng này với thuốc kháng sinh hay không? Khi nào thì nên dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản?

Hãy cùng tìm hiểu về cách sử dụng kháng sinh và các thuốc khác trong điều trị viêm phế quản qua những thông tin dưới đây cùng Hello Bacsi nhé!

1. Nguyên nhân của viêm phế quản

nguyên nhân và kháng sinh điều trị viêm phế quản

Trước khi tìm hiểu về cách dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Chúng bao gồm:

Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn

Viêm phế quản do virus thường gặp hơn so với nguyên nhân nhiễm vi khuẩn. Trong hầu hết các trường hợp viêm phế quản được gây ra bởi loại virus gây cảm lạnh hoặc cúm thông thường. Các virus cảm cúm này tồn tại trong các giọt bắn li ti từ mũi và miệng của người bệnh. Khi người bệnh ho hay hắt hơi, chúng có thể bám trên tay hay các bề mặt trong 24 giờ và lây nhiễm cho người khác.

Hút thuốc lá

Bạn cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mãn tính nếu hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc.

Viêm phế quản do nghề nghiệp

Nguy cơ viêm phế quản mãn tính sẽ tăng lên nếu môi trường làm việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại với phổi như:

  • Hạt bụi mịn.
  • Sợi vải (trong hàng dệt).
  • Amoniac
  • Axit mạnh
  • Chất tẩy như Clo.

Đây còn được gọi là bệnh viêm phế quản nghề nghiệp, thường giảm bớt khi bạn ngừng tiếp xúc với các chất kích ứng đường thở.

2. Khi nào cần dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản?

kháng sinh điều trị viêm phế quản: khi nào nên dùng

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phế quản cấp đơn thuần ở người lớn tự khỏi trong một vài tuần mà không cần điều trị. Trong thời gian này, người bệnh được khuyến khích uống nước và nghỉ ngơi nhiều. Tuy nhiên để làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh đỡ khó chịu hơn hay khi điều trị viêm phế quản mãn tính, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc.

Kháng sinh không thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm phế quản cấp vì đa phần bệnh lý này xuất phát từ việc nhiễm virus. Trong khi kháng sinh không có hiệu lực tiêu diệt virus mà chỉ có tác dụng với vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định nếu người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, có nguy cơ nhiễm trùng (đặt nội khí quản, thở máy). Bên cạnh đó, nó còn được khuyên dùng trong các trường hợp:

  • Trẻ sinh non
  • Người già trên 60 tuổi
  • Những người có bệnh mãn tính liên quan đến tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành,…), hô hấp (lao phổi, hen, COPD,…), đái tháo đường, xơ gan,…
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, như bệnh nhân HIV, ung thư, ghép tạng, bị suy giảm miễn dịch sau khi điều trị bằng steroid…

Sử dụng kháng sinh sớm trong điều trị viêm phế quản trên những đối tượng này giúp ngăn chặn các biến chứng trầm trọng có thể xảy ra như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết,…

Có thể bạn quan tâm: Viêm phế quản có nguy hiểm không?

3. Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phế quản như thế nào?

Theo hướng dẫn quản lý và kiểm soát viêm phế quản cấp của Bộ Y tế, chọn lựa kháng sinh cần dựa vào mô hình vi khuẩn và tình hình kháng kháng sinh tại địa phương. Các kháng sinh có thể dùng theo một trong những phác đồ sau:

  • Ampicillin hoặc amoxicillin: trẻ em liều 50 – 100mg/kg/24h chia làm 2 lần; người lớn 500mg x 3 lần/ ngày hoặc 1g x 3 lần/ ngày.
  • Amoxicillin + acid clavulanic hoặc ampicillin + sulbactam: trẻ em liều 50 – 100mg/kg/24h, chia làm 2 lần; người lớn 2g uống mỗi 12h
  • Cefuroxim: trẻ em 50 – 100mg/kg/24h, chia làm 2 lần; người lớn 1.5g/24h
  • Nếu bị dị ứng với các kháng sinh nhóm beta-lactam thì đổi sang nhóm macrolide: trẻ em Erythromycin 50mg/kg/ngày x 7 ngày, người lớn 1.5g/ngày; azithromycin trẻ em 10-15 mg/kg x 1 lần/ngày x 3 ngày, người lớn 500mg x 1 lần/ngày; hoặc clarithromycin cho trẻ em 15mg/kg/24h, chia làm 2 lần. Lưu ý: tránh dùng nhóm này với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, thuốc nhóm IMAO.

*** Lưu ý: không tự ý sử dụng kháng sinh khi không có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá có hiệu quả không?

4. Cần lưu ý gì khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản?

sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản

Bệnh nhân không nên tự ý dùng kháng sinh trị viêm phế quản tại nhà khi không có chỉ định của bác sĩ. Bởi các trường hợp này, thuốc sẽ không giúp bạn giảm triệu chứng mà ngược lại còn có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban, tiêu chảy.

Mặt khác, nếu không tuân thủ dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cấp theo chỉ định của bác sĩ, sẽ dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh – tức là thuốc kháng sinh có thể không cho hiệu quả cho lần điều trị tiếp theo khi bạn thực sự cần dùng thuốc.

5. Các thuốc làm giảm triệu chứng viêm phế quản khác

Kháng sinh điều trị viêm phế quản cấp hiếm khi là cần thiết. Thay vào đó, các triệu chứng như ho, ho có đờm, khò khè, đau nhức,… sẽ làm người bệnh khó chịu và có thể nhanh chóng thoát khỏi chúng bằng các thuốc như:

Thuốc giảm ho, long đờm

  • Ho khan: Terpin codein 15-30 mg/24 giờ hoặc dextromethorphan 10-20 mg/24 giờ cho người lớn.
  • Ho có đờm: Dùng thuốc ho long đờm có chứa acetylcystein 200 mg x 3 gói/24 giờ.

Lưu ý không dùng thuốc ho không kê đơn cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trẻ em từ 6-12 tuổi chỉ nên dùng thuốc ho theo chỉ định của thầy thuốc. Với trẻ em, bố mẹ có thể thử làm hỗn hợp nước chanh pha với mật ong cho con uống để làm dịu cơn ho và đau họng. Lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Paracetamol và ibuprofen, aspirin có thể được dùng để làm giảm đau nhức toàn thân và sốt cho người bệnh. Lưu ý không dùng ibuprofen có người có bệnh hen suyễn. Tuyệt đối không dùng aspirin để giảm đau hạ sốt cho trẻ em vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến gan và não cũng như hội chứng Reye ở trẻ.

Các nhóm thuốc bổ sung trong điều trị viêm phế quản

Nếu co thắt phế quản làm cho người bệnh gặp phải các dấu hiệu khó thở, thở khò khè thì bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giãn phế quản dưới dạng ống hít hoặc viên nén. Ví dụ như thuốc khí dung salbutamol 5 mg x 2-4 nang/24 giờ hoặc salbutamol uống salbutamol 5 mg x 2-4 nang/24 giờ.

Ngoài ra, để làm thông thoáng đường thở bác sĩ cũng có thể kê đơn các thuốc steroid kháng viêm. Tuy nhiên, thuốc này chỉ dùng khi nghi ngờ bệnh nhân có hen hoặc suy hô hấp.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất