[Infographic] Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản tại nhà

Related Articles

Bệnh nhân viêm phế quản có thể cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt các triệu chứng khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống khi được chăm sóc đúng cách. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể về cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản trong bài viết ngay sau đây nhé!

Viêm phế quản là bệnh gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm, nhiễm trùng và sưng tấy niêm mạc của phế quản hoặc đường dẫn khí mang không khí vào phổi. Khi chúng bị nhiễm trùng và sưng lên, chất nhầy (đờm) sẽ được hình thành, làm thu hẹp đường thở và khiến bạn khó thở hơn. Khi bạn bị viêm phế quản, các triệu chứng sẽ bao gồm ho có đờm (xanh hoặc vàng), thở khò khè, khó thở và khó chịu ở ngực.

Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản cấp tính là tình trạng thường xảy ra do nhiễm virus, chẳng hạn như virus cảm lạnh hoặc cúm, và kéo dài trong thời gian ngắn (từ 10 – 14 ngày). Trong khi đó, viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn và là kết quả của sự kích ứng hoặc viêm các ống phế quản tái đi tái lại nhiều lần.

Sau khi hiểu rõ viêm phế quản là bệnh gì, người thân sẽ có thể dễ dàng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản một cách khoa học, nhằm giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng và phòng tránh những rủi ro khác liên quan.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản tại nhà như thế nào?

Bệnh viêm phế quản tiến triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc người bệnh có được chăm sóc tốt hay không. Vì thế, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cả người chăm sóc và người bệnh kiểm soát được diễn biến bệnh, đặc biệt là viêm phế quản mạn tính.

1. Yêu cầu bệnh nhân bỏ thuốc lá và tránh xa các yếu tố gây kích thích đường thở

Bỏ thuốc lá là điều đặc biệt quan trọng khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản, nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản và tăng cường sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc hoặc phương pháp hiệu quả giúp bệnh nhân có thể cai thuốc lá.

Ngoài ra, bạn cũng nên yêu cầu các thành viên khác trong gia đình hạn chế hoặc bỏ thuốc lá. Không cho phép hút thuốc trong nhà, trong xe hơi hoặc xung quanh môi trường sống của bệnh nhân.

Cuối cùng, hãy giúp bệnh nhân tránh xa hoặc cố gắng không tiếp xúc với những yếu tố có thể gây kích thích đường thở (mũi, họng và phổi), bao gồm: bụi, nấm mốc, lông thú cưng, không khí ô nhiễm, khói và chất tẩy rửa.

2. Theo sát việc dùng thuốc của bệnh nhân

Khi được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để điều trị bệnh viêm phế quản, bệnh nhân cần tránh việc quên liều hoặc dùng gấp đôi liều đã quy định. Bởi điều này sẽ vô tình ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc điều trị.

Trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản, nhiệm vụ của người chăm sóc là cần thay bệnh nhân ghi nhớ và nhắc nhở họ dùng thuốc đúng giờ, đủ liều lượng. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thận trọng khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm ho không kê đơn, thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi bởi chúng có thể gây khô và giữ dịch tiết.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất