[Hỏi đáp cùng dược sĩ] Thuốc viêm khớp và cách sử dụng an toàn

Related Articles

Ngoài ra, glucosamine còn được xem là một dạng amino – monosaccharide cần thiết để kích thích mô sụn mới trong khớp được hình thành. Hầu hết những bệnh nhân bị viêm khớp đều được bác sĩ khuyến khích sử dụng dưỡng chất glucosamine loại 1.500mg để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày trong thời gian từ 3 – 4 tháng.

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và loại viêm khớp bệnh nhân mắc phải mà bác sĩ sẽ kê đơn và kết hợp những loại thuốc viêm khớp vừa đề cập ở trên với liều dùng phù hợp.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc viêm khớp? Cách phòng ngừa tác dụng phụ xảy ra.

Dược sĩ Thu Hà: Vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân lo lắng khi sử dụng thuốc viêm khớp đó chính là tác dụng phụ của thuốc. Mỗi loại thuốc trị viêm khớp sẽ có những tác dụng phụ nhất định mà người dùng cần lưu ý như sau:

Thuốc giảm đau xương khớp paracetamol

Thuốc giảm đau xương khớp paracetamol khá an toàn, rất hiếm khi gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân mẫn cảm với thuốc có thể gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở.

Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc quá liều có thể gây độc tính trên gan, thận với các biểu hiện như: nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét, vàng da, vàng mắt, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân nên sử dụng đúng liều lượng do thầy thuốc chỉ định. Nếu gặp bất kỳ các triệu chứng nào vừa kể trên, hãy ngừng thuốc và thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh toa thuốc phù hợp.

tác dụng phụ của thuốc viêm khớp

Thuốc corticoid

Loại thuốc trị viêm khớp phổ biến này cũng mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, các vấn đề về tim, tổn thương thận, kích ứng dạ dày, viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa. Người bệnh dùng thuốc sẽ dễ bị nhiễm trùng, mỏng da, teo da, tăng huyết áp, kéo dài thời gian chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết, tăng cân, khó ngủ, loãng xương,…

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng sẽ gặp phải những tác dụng phụ vừa đề cập. Khi sử dụng thuốc trong thời gian dài thì khả năng gặp các tác dụng phụ sẽ càng lớn. Do đó, bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân với liều dùng thấp nhằm hạn chế các tác dụng phụ mà vẫn đảm bảo hiệu quả của thuốc. Đồng thời, kê đơn kèm theo cho bệnh nhân những loại thuốc chống loét đường tiêu hóa như omeprazole hay bổ sung thêm canxi, vitamin D để ngừa loãng xương.

Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không được ngừng thuốc đột ngột mà cần giảm liều từ từ theo chỉ định của bác sĩ. Bởi khi dùng thuốc corticoid trong một thời gian dài sẽ gây ức chế hoạt động của tuyến vỏ thượng thận. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra suy tuyến thượng thận cấp, dễ dẫn đến tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Khuyến cáo của bác sĩ là chỉ dùng thuốc kháng viêm không steroid, chẳng hạn như celecoxib, meloxicam, ibuprofen, diclofenac… trong thời gian ngắn nhất có thể.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và cần cân nhắc thật cẩn thận về lợi ích và nguy cơ khi sử dụng steroid ở các đối tượng sau: người bị suy gan, suy thận, có tiền sử bệnh dạ dày, dị ứng, tim mạch, người già, phụ nữ có thai,…

Hãy thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp những tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu…), viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, nhức đầu, phát ban, chóng mặt, sưng phù… để có thể kịp thời xử lý.

Thuốc chống thấp tác dụng chậm

Sử dụng methotrexate có thể gặp các tác dụng phụ như: suy tủy, buồn nôn, nôn (thường với liều cao), khó nuốt, viêm miệng, viêm hầu họng, rối loạn tiêu hóa, vô niệu, giảm tinh trùng, rối loạn kinh nguyệt, tăng enzyme gan, viêm phổi, nhiễm độc phổi, nhiễm độc gan, nhiễm độc thần kinh (với liều cao hoặc tiêm nội tủy), đỏ da, sạm da, ngứa, rụng tóc, phát ban, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng.

Một số tác dụng phụ ít gặp hơn có thể bao gồm: sốt, đau đầu, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, rụng tóc, kích ứng mắt. Các tác dụng phụ hiếm gặp: phản ứng sốc phản vệ, phản ứng da nghiêm trọng (SJS, TEN), suy thận, loãng xương, xơ hóa da và xương, thiếu máu đại hồng cầu.

Nhìn chung, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng phụ, nhưng không phải ai cũng gặp những phản ứng không mong muốn. Đây cũng không phải là lý do để bạn từ chối dùng thuốc trị viêm khớp. Hãy tuân thủ đúng chỉ định về liều dùng, thời gian dùng; luôn hỏi thầy thuốc nếu muốn sử dụng thêm bất kỳ thuốc hay chất bổ sung nào khác để giảm nguy cơ tác dụng phụ. Khi hết đợt thuốc cần tái khám để được kiểm tra, điều chỉnh đơn thuốc tiếp theo cho phù hợp.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất