[Hỏi đáp cùng chuyên gia] Chỉ số bạch cầu bất thường có đáng lo ngại?

Related Articles

Bạch cầu là một thành phần không thể thiếu với vai trò bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện, đồng thời tiêu diệt các tác nhân gây hại cho máu. Do đó, khi chỉ số bạch cầu bất thường là dấu hiệu cho thấy một vấn đề về máu và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy chỉ số bạch cầu là gì và số lượng bạch cầu bình thường là bao nhiêu?

Hãy cùng theo dõi những chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Lê Hương trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này.

1. Bạch cầu là gì? Bạch cầu có quan trọng không?

Bác sĩ Lê Hương: Bạch cầu là một thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của máu. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của chúng là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Vì vậy, bạch cầu rất quan trọng với cơ thể.

Bạch cầu được chia làm 3 loại, bao gồm:

  • Bạch cầu hạt (gồm bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiềm)
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Bạch cầu lympho

2. Số lượng bạch cầu bình thường là bao nhiêu?

Bác sĩ Lê Hương: Tổng số lượng bạch cầu bình thường dao động trong khoảng từ 4.000 cho đến 11.000 tế bào bạch cầu trên 1 microlit máu. Chỉ số bình thường của một số loại bạch cầu cụ thể như:

  • Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophils): 2.000 – 7.500 bạch cầu/ microlit
  • Bạch cầu lympho (Lymphocytes): 1.500 – 4.500 bạch cầu/ microlit
  • Bạch cầu đơn nhân (Monocytes): 200 – 800 bạch cầu/ microlit

3. Các triệu chứng nào báo hiệu chỉ số bạch cầu bất thường?

Bác sĩ Lê Hương: Thông thường, tình trạng bạch cầu bất thường ít khi có biểu hiện triệu chứng. Trong một số trường hợp có thể có biểu hiện như:

  • Tình trạng nhiễm trùng (có thể tăng hoặc giảm bạch cầu): sốt, viêm họng, viêm nhiễm răng miệng, rối loạn tiêu hóa,…
  • Tình trạng dị ứng: hắt hơi, sổ mũi, ngứa da, đỏ da,…
  • Tình trạng ác tính: mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh, nổi hạch bất thường, sưng đau nướu răng không do viêm nhiễm, chảy máu dưới da hoặc niêm mạc (nếu có kết hợp giảm tiểu cầu),…

4. Làm thế nào để kiểm tra chỉ số bạch cầu?

kiểm tra chỉ số bạch cầu

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất