[Hỏi – Đáp] 6 băn khoăn thường gặp về chương trình tiêm chủng mở rộng

Related Articles

Trong trường hợp bị lỡ lịch tiêm chủng vì một lý do nào đó như quên, bé bị ốm/sốt trong ngày hẹn tiêm chủng theo lịch… thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm bổ sung hoặc hướng khắc phục tốt nhất.

Thưa bác sĩ, nếu tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng thì trước khi tiêm vắc xin liệu người nhà có được biết bé sẽ được tiêm vắc xin gì, là sản phẩm của nhà cung cấp nào hay không?

BS. Trần Văn Đồng: Theo quy chế bệnh viện được Bộ Y tế ban hành năm 1997, trước khi tiêm nhân viên y tế cần phải thực hiện “3 kiểm tra, 5 đối chiếu”.

“3 kiểm tra” là cách nói tắt của 3 đối tượng cần kiểm tra trong dùng thuốc:

  • Kiểm tra tên người bệnh
  • Kiểm tra tên thuốc
  • Kiểm tra liều dùng thuốc.

“5 đối chiếu” là cách nói tắt của 5 vấn đề cần đối chiếu khi cho người bệnh dùng thuốc:

  • Đối chiếu số giường, số phòng
  • Đối chiếu nhãn thuốc
  • Đối chiếu chất lượng thuốc
  • Đối chiếu đường dùng thuốc
  • Đối chiếu thời gian dùng thuốc.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được nhân viên y tế thông báo về việc kiểm tra, đối chiếu thông tin đã đúng hay chưa. Do đó, dù tiêm vaccine cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng thì cha mẹ hoặc người thân hoàn toàn có quyền được biết con mình đang được sử dụng loại vắc xin nào, biệt dược, nhà sản xuất, hạn dùng, liều dùng…

Nếu bé đang được tiêm vắc xin dịch vụ thì có thể chuyển sang tiêm vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng được không?

BS. Trần Văn Đồng: Nếu bé đang tiêm vắc xin dịch vụ mà chưa tiêm đủ vắc xin theo lịch, bạn vẫn có thể cho bé chuyển sang tiêm vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tuy nhiên, khi đi tiêm, bạn cần mang theo đầy đủ các giấy tờ, sổ tiêm chủng của trẻ để cán bộ y tế biết bé đã tiêm những vắc xin gì và có chỉ định cho phù hợp.

Thưa bác sĩ, khi đưa bé đi tiêm thì cha mẹ có cần lưu ý đặc biệt nào hay không?

BS. Trần Văn Đồng: Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, quan trọng nhất cha mẹ cần theo sát lịch tiêm chủng của bé và đưa bé đi tiêm đúng lịch.

Khi đưa bé đi tiêm, cần mang theo phiếu hoặc sổ tiêm chủng, đồng thời, cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của bé như cân nặng, tình trạng sức khỏe như bé có đang bị sốt hay ốm không, tiền sử dị ứng hoặc đang dùng thuốc gì…

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất