Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng truyền máu song sinh (TTTS)?
Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS) xảy ra khi nguồn cung cấp máu của một trẻ di chuyển đến trẻ còn lại thông qua nhau thai.
Cả hai trẻ đều có thể có vấn đề, tùy thuộc vào lượng máu được truyền từ người này sang người khác. Trẻ cho máu có thể quá ít máu và trẻ kia có thể có quá nhiều máu.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng truyền máu song sinh (TTTS)?
Tình trạng này thường được chẩn đoán bằng siêu âm trong thai kỳ. Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được các xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm đông máu, bao gồm thời gian prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin một phần (PTT).
- Bảng trao đổi chất toàn diện để xác định cân bằng điện giải.
- Xét nghiệm máu toàn phần.
- Chụp X-quang.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng truyền máu song sinh (TTTS)?
Cho đến nay, hội chứng truyền máu song sinh gây tử vong ở cả hai trẻ. Tuy nhiên, công nghệ đã mang lại hai lựa chọn điều trị mới cho tình trạng này. Một là, sử dụng chọc nước ối để thoát lượng dịch dư thừa, giúp cải thiện lưu lượng máu trong nhau thai và giảm nguy cơ sinh non, phương pháp này có thể cứu khoảng 60% trẻ bị ảnh hưởng. Hai là, sử dụng phẫu thuật laser để ngăn chặn sự kết nối giữa các mạch máu và có thể cứu sống 60% trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng.