Hội chứng suy tim trái là gì? Triệu chứng và cách điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

Vậy nguyên nhân hội chứng suy tim trái là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Hội chứng suy tim trái là gì?

Tim trái có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ phổi qua tâm nhĩ trái đến tâm thất trái và đi khắp cơ thể. Khi tim trái bị tổn thương hoặc không thể bơm máu hiệu quả, nó phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này có thể gây ra dịch tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là ở phổi. Do đó, một trong những triệu chứng phổ biến nhất của suy tim là thở nông.

Đối với hội chứng suy tim trái, bạn có thể bị suy tâm thu hoặc suy tâm trương. Cụ thể như sau:

  • Suy tâm thu: Tâm thất trái mất khả năng co bóp bình thường. Tim không thể bơm đủ lực để đẩy đủ máu đi đúng cách.
  • Suy tâm trương: Tâm thất trái mất khả năng thư giãn bình thường (do cơ bị căng cứng). Tim không thể chứa đầy máu đúng cách trong thời gian nghỉ giữa mỗi nhịp đập.

Triệu chứng

Các triệu chứng của hội chứng suy tim trái là gì?

triệu chứng suy tim trái

Các triệu chứng suy tim trái thông thường gồm:

  • Thường thức giấc nửa đêm kèm với thở nông
  • Thở nông khi tập thể dục hoặc khi nằm ngửa
  • Ho mãn tính
  • Thở khò khè
  • Khó tập trung
  • Mệt mỏi
  • Tích tụ dịch, gây sưng ở mắt cá chân, chân và/hoặc bàn chân
  • Mất cảm giác thèm ăn và buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
  • Tăng cân đột ngột

Khi các triệu chứng suy tim trái xuất hiện, chúng làm cho tim phải bơm máu cật lực hơn, điều này có thể gây ra các tổn thương khác như:

  • Phì đại cơ tim
  • Nhịp tim nhanh
  • Tăng huyết áp
  • Lượng máu di chuyển đến tay và chân ít

Bạn có thể gặp các triệu chứng suy tim trái khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Cơ địa mỗi người thường khác nhau, vì vậy, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng suy tim trái?

Nguyên nhân gây suy tim trái có thể là do:

  • Bệnh cơ tim
  • Sử dụng cocaine
  • Bệnh mạch vành
  • Tiểu đường
  • Nghiện rượu
  • Tăng huyết áp
  • Béo phì
  • Nghẹt thở khi ngủ
  • Sử dụng thuốc lá

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy tim trái?

nguyên nhân gây suy tim trái

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy tim trái gồm:

  • Tuổi tác. Nam giới từ 50–70 tuổi thường dễ bị suy tim trái hơn nếu họ từng bị nhồi máu cơ tim.
  • Hẹp động mạch chủ. Khi vận động mạch chủ không mở hết, máu di chuyển qua đây sẽ chậm và làm suy yếu tim.
  • Cục máu đông. Một cục máu đông trong phổi có thể gây ra suy tim trái.
  • Bệnh cơ tim. Yếu tố di truyền có thể gây ra một vài bệnh cơ tim, điều này có thể làm tổn thương hoặc suy tim.
  • Khuyết tật tim bẩm sinh. Các khuyết tật cấu trúc tim có thể ngăn chặn vòng tuần hoàn máu lưu thông đúng cách.
  • Các bệnh mãn tính. Bệnh tiểu đường, HIV, cường giáp, suy giáp, tích tụ sắt hoặc protein có thể gây ra suy tim trái.
  • Giới tính. Nam giới có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim trái.
  • Nhịp tim bất thường. Nhịp tim bất thường, đặc biệt nếu tim thường xuyên đập rất nhanh, có thể làm yếu cơ tim.
  • Viêm cơ tim. Tình trạng này thường do viêm cơ tim gây ra.
  • Co thắt màng ngoài tim. Tình trạng viêm gây ra màng ngoài tim (một túi bao bọc tim) hoặc sẹo, làm dày và thắt chặt cơ tim.
  • Các cơn đau tim trước đây. Tổn thương các cơ tim có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim.
  • Chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
  • Một số thuốc hóa trị và trị tiểu đường. Một số loại thuốc nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc suy tim trái.
  • Bệnh van tim. Tổn thương hoặc khuyết tật ở một trong bốn van tim có thể khiến tim bơm máu không đúng cách.
  • Nhiễm trùng do virus. Một số nhiễm trùng do virus có thể làm tổn thương cơ tim.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất