Hoa cơm cháy có tác dụng gì? Công dụng & Cách dùng • Hello Bacsi

Related Articles

  • Tìm hiểu chung
  • Tác dụng phụ
  • Thận trọng
  • Tương tác

Hoa cơm cháy

Tên thông thường của hoa cơm cháy (Elder Flower): Sóc dịch, Cây thuốc mọi, Tiếp cốt thảo (cỏ nối liền xương), Xú thảo, Anh hùng thảo,Tẩu mã tiễn, Tẩu mã phong, Bát lý ma, Tiểu tiếp cốt đan

Tìm hiểu chung

Hoa cơm cháy (elderflower) dùng để làm gì?

hoa cơm cháy dùng làm gì

Chiết xuất của loại hoa này được sử dụng để làm thuốc.điều trị:

  • Viêm xoang
  • Cảm lạnh
  • Cảm cúm
  • Cúm lợn
  • Viêm phế quản
  • Tiểu đường
  • Táo bón

Loại thảo dược này cũng được sử dụng để:

  • Tăng sản xuất nước tiểu (như thuốc lợi tiểu)
  • Tăng mồ hôi
  • Cầm máu

Hoa cũng được sử dụng như nước súc miệng chữa ho, cảm lạnh, khàn tiếng (viêm thanh quản), cúm và khó thở. Nhiều người dùng thảo dược này áp dụng lên da để trị đau khớp (thấp khớp), đau và sưng (viêm). Một số người còn thoa chiết xuất hoa vào mắt để chữa đỏ mắt.

Hoa cơm cháy cũng kết hợp với rễ cây gỉ, verbena, hoa cowslip và hoa phượng để duy trì xoang mũi khỏe mạnh và điều trị viêm xoang.

Cơ chế hoạt động của hoa cơm cháy

Đây là loại thảo dược có thể hoạt động như insulin để hạ đường huyết.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ

Nguy cơ gặp tác dụng phụ

Một số bộ phận của hoa có chứa cyanide có thể gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Lưu ý trước khi dùng hoa cơm cháy

liều dùng hoa cơm cháy

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trong các trường hợp sau đây:

  • Bạn có thai hoặc đang cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của hoa hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Mức độ an toàn của hoa cơm cháy

Hoa cơm cháy có thể an toàn khi sử dụng với lượng có trong thực phẩm. Hoa cũng có thể an toàn đối với hầu hết mọi người khi sử dụng với số lượng nhỏ.

Tuy nhiên, chúng ta không có đủ thông tin vè việc hoa có an toàn khi sử dụng trong các loại dược phẩm khác. Sản phẩm kết hợp có thể gây rối loạn tiêu hóa và đôi khi gây dị ứng da.

Hoa cơm cháy có thể không an toàn khi sử dụng với số lượng quá mức. Hiện nay chúng ta cũng không đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng hoa trực tiếp lên da.

Cảnh báo khi sử dụng hoa cơm cháy

• Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn việc sử dụng loại thảo dược này nên nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì tránh sử dụng.

• Bệnh tiểu đường: Có người nói rằng hoa cơm cháy có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cách dùng thuốc tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu quá thấp. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và sử dụng thảo dược này, hãy đảm bảo theo dõi mức đường trong máu của bạn một cách cẩn thận. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu bạn cần phải giảm liều thuốc điều trị bệnh tiểu đường hay không.

• Phẫu thuật: Hoa cơm cháy có thể làm giảm lượng đường trong máu. Có một số lo ngại rằng hoa cơm cháy có thể gây trở ngại cho kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Trong trường hợp này, bạn nên ngừng sử dụng hoa ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Hoa cơm cháy có thể tương tác với những gì?

tương tác thuốc

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng hoa cơm cháy như một cách giảm lượng đường trong máu.

Thuốc chống tiểu đường có thể tương tác với hoa cơm cháy bao gồm: glimepiride, glyburide, insulin, pioglitazone, rosiglitazone, chlorpropamide, glipizide, tolbutamide.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất