Hiểu về các biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường • Hello Bacsi

Related Articles

Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Để điều trị tiểu đường, ngoài việc kiểm soát đường huyết ổn định, bác sĩ còn cố gắng giúp bệnh nhân giảm thiểu các biến chứng tiểu đường. Trong đó gồm các biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường (bệnh thận do tiểu đường, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh) và cả các biến chứng trên đại mạch khác.

Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ mối quan hệ của tiểu đường và các biến chứng này, cùng phối hợp với bác sĩ để ngăn ngừa và điều trị chúng một cách hiệu quả nhất!

Tại sao tiểu đường lại gây ra các biến chứng trên mạch máu nhỏ?

Lượng đường trong máu tăng cao quá mức ở bệnh tiểu đường sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Trong đó, biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường được lý giải là do đường huyết quá cao cộng với quá trình stress oxy hóa được kích hoạt do lượng đường này dẫn đến tổn thương nội mô vi mạch. Kết quả là làm thay đổi lưu lượng máu và thay đổi tính thấm của nội mô, lắng đọng protein ngoài mạch và đông máu dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan. Đây được xem là cơ chế chung cho các biến chứng trên thận và võng mạc mắt hay thần kinh liên quan đến đái tháo đường.

Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường trên mắt: Bệnh võng mạc tiểu đường

biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường - bệnh võng mạc

Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường thường gặp nhất và nó cũng là nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực ở người lớn trong độ tuổi lao động ở các nước phát triển.

Dựa trên cơ chế trên mà đường huyết tăng cao làm tổn thương đến võng mạc mắt theo 3 giai đoạn:

  • Bệnh võng mạc nền: Các khối phồng nhỏ phát triển trong mạch máu, có thể chảy máu nhẹ nhưng thường không ảnh hưởng đến thị lực.
  • Bệnh võng mạc tiền tăng sinh: Những thay đổi nghiêm trọng và lan rộng hơn ảnh hưởng đến các mạch máu, bao gồm xuất huyết dịch kính.
  • Bệnh võng mạc tăng sinh: Mô sẹo và các mạch máu mớ, yếu và dễ chảy máu phát triển trên võng mạc; điều này có thể dẫn đến mất thị lực.

Quang đông võng mạc bằng laser có thể ngăn ngừa biến chứng võng mạc tăng sinh tiến triển đến mất thị lực. Tuy nhiên, dấu hiệu của biến chứng này rất khó nhận ra nên bệnh nhân tiểu đường cần giám sát chặt chẽ dấu hiệu hoặc sự phát triển của bệnh võng mạc (nếu có). Do đó, những bệnh nhân tiểu đường trên 12 tuổi đều được khuyến cáo tầm soát bệnh võng mạc ít nhất mỗi năm một lần.

Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường trên thần kinh

Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường trên thần kinh là một loại tổn thương thần kinh có thể xảy ra nếu bạn bị tiểu đường. Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể nhưng thường gặp nhất các dây thần kinh ở chân và bàn chân của bạn.

Tùy thuộc vào các dây thần kinh bị ảnh hưởng, các triệu chứng bệnh thần kinh do tiểu đường có thể bao gồm từ đau và tê ở chân và bàn chân của bạn đến các vấn đề với hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, mạch máu và tim. Một số người có các triệu chứng nhẹ. Nhưng đối với những người khác, bệnh thần kinh do tiểu đường có thể khá đau đớn và phải đoạn chi, gây tàn phế.

Đây là một biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến 50% số người mắc bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân tiểu đường thường có thể ngăn ngừa loại biến chứng này hoặc làm chậm sự tiến triển của nó bằng cách quản lý lượng đường trong máu ổn định và duy trì lối sống lành mạnh.

biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường - bệnh thần kinh

Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường trên thận

Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường trên thận là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn ở Hoa Kỳ. Chẩn đoán bệnh thận do tiểu đường dựa trên albumin niệu. Nếu lượng albumin bài tiết 30-299 mg/24 giờ nghĩa là albumin niệu vi thể (tăng albumin niệu). Bài tiết lượng albumin 300-500mg/24 giờ nghĩa là albumin niệu đại thể và đại diện cho bệnh thận tiểu đường tiến triển.

Điều trị biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường này là bao gồm kiểm soát chặt đường máu với kiểm soát huyết áp. Thuốc ức chế ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II nên được sử dụng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận vì những thuốc này làm giảm áp lực cầu thận. Do đó có tác dụng bảo vệ thận.

Điều trị kết hợp với thuốc ức chế men chuyển và ARB đã được chứng minh là có thêm tác dụng bảo vệ. Cần lưu ý rằng bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc này (đặc biệt là phối hợp) có thể bị tăng creatinin ban đầu và phải được theo dõi tình trạng tăng kali huyết. Sự gia tăng đáng kể của creatinin sau khi bắt đầu sử dụng các thuốc này nên nhanh chóng đánh giá tình trạng hẹp động mạch thận.

Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường và cách để quản lý chúng nhé!


Đừng bỏ lỡ cơ hội trò chuyện cùng đội ngũ bác sỹ và chuyên gia về tiểu đường.

Không chỉ có những chuyên gia, mà còn là hàng ngàn câu chuyện được chia sẻ từ chính những người đã và đang mắc bệnh tiểu đường để chúng ta cùng nhau bảo vệ sức khỏe. Click tham gia ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất