Hệ thống miễn dịch: Cơ chế phòng bệnh tự nhiên của cơ thể • Hello Bacsi

Related Articles

Kháng nguyên là loại chất có thể gây ra phản ứng miễn dịch. Trong nhiều trường hợp, kháng nguyên là vi khuẩn, nấm, virus, độc tố hoặc cũng có thể là tế bào của chính cơ thể bị lỗi hoặc chết. Khi cơ thể bị xâm nhập, một loạt các loại tế bào sẽ phối hợp với nhau để nhận diện kháng nguyên.

Tế bào lympho B

Khi tế bào lympho B phát hiện ra kháng nguyên, chúng bắt đầu tiết ra kháng thể – đây là các protein đặc biệt có nhiệm vụ khóa các kháng nguyên cụ thể. Mỗi tế bào B sẽ tạo ra một kháng thể cụ thể.

Kháng thể là một phần của nhóm các hóa chất gọi là immunoglobulin, đóng nhiều vai trò trong phản ứng miễn dịch bao gồm:

  • Immunoglobulin G (IgG): đánh dấu các vi khuẩn để các tế bào khác có thể nhận ra và đối phó.
  • IgM: có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn.
  • IgA: xuất hiện trong chất dịch, chẳng hạn như nước mắt và nước bọt – các đường đi vào cơ thể.
  • IgE : bảo vệ chống lại ký sinh trùng và đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng.
  • IgD: gắn kết với tế bào lympho B giúp bắt đầu phản ứng miễn dịch.

Kháng thể có nhiệm vụ khóa vào kháng nguyên, nhưng không tiêu diệt mà chỉ đánh dấu để giúp các tế bào khác nhận biết. Việc tiêu diệt là nhiệm vụ của các tế bào khác, chẳng hạn như thực bào.

Tế bào lympho T

Có nhiều loại tế bào lympho T khác nhau bao gồm:

• Tế bào Helper T (tế bào lympho T giúp đỡ): có nhiệm vụ phối hợp các phản ứng miễn dịch. Tế bào này sẽ có 3 nhiệm vụ bao gồm giao tiếp với các tế bào khác, kích thích tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn và thu hút nhiều tế bào T hoặc thực bào hơn để tiêu diệt tế bào.

• Tế bào Killer T (tế bào lympho T gây độc): có nhiệm vụ tấn công các tế bào khác, đặc biệt là chống lại virus. Cơ chế hoạt động bằng cách nhận diện các phần nhỏ của virus ở bên ngoài tế bào bị nhiễm bệnh và tiêu diệt các tế bào đó.

Phân loại hệ thống miễn dịch

Chích ngừa xây dựng hệ thống miễn dịch

Mặc dù hệ thống miễn dịch của mỗi người là khác nhau, nhưng theo nguyên tắc chung, hệ thống này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi trưởng thành. Do đến thời điểm này, chúng ta đã tiếp xúc với nhiều mầm bệnh và phát triển khả năng miễn dịch nhiều hơn. Đó là lý do tại sao thanh thiếu niên và người lớn có xu hướng bị bệnh ít hơn trẻ em.

Khi một kháng thể đã được tạo ra, bản sao của nó sẽ vẫn còn trong cơ thể để nếu kháng nguyên đó xuất hiện trở lại, bệnh có thể được xử lý nhanh hơn.

Đó là lý do tại sao với một số bệnh, chẳng hạn như thủy đậu, bạn chỉ bị nhiễm một lần vì cơ thể có một kháng thể thủy đậu được dự trữ và sẵn sàng tiêu diệt nó vào lần xâm nhập tiếp theo.

Có 3 loại miễn dịch ở người bao gồm:

1. Miễn dịch bẩm sinh

Tất cả chúng ta lúc vừa được sinh ra đã có mức độ miễn dịch nhất định để chống lại tác nhân gây hại. Hệ thống miễn dịch của con người, tương tự như của nhiều loài động vật, sẽ tấn công những mầm bệnh ngay từ ngày đầu, bao gồm các rào cản bên ngoài của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.

Nếu mầm bệnh vượt qua được lớp phòng thủ đầu tiên là hệ thống miễn dịch bẩm sinh, khả năng miễn dịch chủ động hoặc thụ động trong cơ thể sẽ xảy ra.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất