Glôcôm là gì? Hiểu rõ để phòng ngừa! • Hello Bacsi

Related Articles

Glôcôm là một tình trạng bệnh lý do tổn thương tiến triển các tế bào hạch võng mạc, đặc trưng bởi tổn thương thị trường và đầu dây thần kinh thị giác, thường liên quan đến tình trạng nhãn áp cao. Những tổn thương do bệnh glôcôm là không có khả năng hồi phục, vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Bệnh glôcôm (còn gọi là cườm nước, thiên đầu thống) là nguyên nhân thứ ba gây mất thị lực và mù lòa trên ở Việt Nam cũng như trên thế giới, sau bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô) và các bệnh lý đáy mắt. Kết quả điều tra nhanh các bệnh gây mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên năm 2015 của Bộ Y tế cho biết: mù lòa do glôcôm chiếm 6,5% trên tổng số nguyên nhân gây mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên.

Các chuyên gia ước tính năm 2020 có đến 76 triệu người trên thế giới bị glôcôm, con số này sẽ tăng lên đến 111 triệu người vào năm 2040. Trước mối nguy hiểm từ căn bệnh trên, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên hiểu rõ các thông tin liên quan đến bệnh glôcôm để chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị căn bệnh này.

Bệnh glôcôm là gì?

Bệnh glôcôm thường được biết đến với nhiều tên gọi khác, như:

  • Cườm nước
  • Thiên đầu thống

Bệnh chủ yếu xảy ra khi các tế bào hạch võng mạc và dây thần kinh thị giác bị tổn thương bởi áp lực bên trong mắt (nhãn áp) tăng quá mức bình thường. Điều này gây cản trở quá trình truyền tải tín hiệu từ mắt đến não, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực và thị trường. Theo thời gian, thị trường của người bệnh sẽ bị thu hẹp, thị lực của người bệnh sẽ giảm dần và dẫn đến mù lòa nếu không sớm được điều trị sớm và đúng cách.

Có nhiều cách phân loại bệnh glôcôm. Hiện nay, bệnh glôcôm được chia thành 3 nhóm chính theo cơ chế bệnh sinh:

  • Glôcôm nguyên phát bao gồm: glôcôm nguyên phát góc đóng; glôcôm nguyên phát góc mở
  • Glôcôm thứ phát bao gồm: glôcôm thứ phát góc đóng; glôcôm thứ phát góc mở; glôcôm thứ phát hỗn hợp
  • Glôcôm bẩm sinh bao gồm: glôcôm bẩm sinh nguyên phát; glôcôm thứ phát ở trẻ nhỏ; glôcôm trong các hội chứng bất thường bẩm sinh

Trong đó, glôcôm góc mở thường tiến triển âm thầm nên hầu hết bệnh nhân sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở giai đoạn sớm của bệnh.

Nguyên nhân gây glôcôm là gì?

HÌNH ẢNH MẮT BỊ CƯỜM NƯỚC
Chú thích: Hình 1: Kênh thoát thủy dịch ra khỏi mắt bị tắc nghẽn: Hình 2: Tích tụ thủy dịch trong mắt làm tăng nhãn áp. Hình 3: Đè vào đầu dây thần kinh thị gây teo lõm gai thị
  • Người trên 40 tuổi
  • Gia đình có người bị bệnh glôcôm
  • Bệnh lý nền (đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, một số hội chứng bẩm sinh…)
  • Các vấn đề ở mắt (viễn thị, cận thị, sau chấn thương hoặc phẫu thuật ở mắ….)
  • Sử dụng thuốc steroid đường uống hoặc nhỏ mắt

Các triệu chứng của bệnh glôcôm là gì?

Hỏi bệnh

Đối với những trường hợp glôcôm mãn tính (cả góc đóng và góc mở): người bệnh rất khó nhận biết các triệu chứng glôcôm ngay từ giai đoạn đầu do bệnh diễn ra trong thầm lặng. Cũng chính vì vậy, bệnh thường chỉ được phát hiện trong các buổi khám mắt định kỳ hoặc khi bệnh đã tiến triển, ảnh hưởng đến thị lực hoặc thị trường.

Trong trường hợp này có một số dấu hiệu cảnh báo không rõ ràng và không đặc hiệu như:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất