Giang mai giai đoạn 2: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Related Articles

Đối với giai đoạn 2 (còn gọi là giai đoạn thứ cấp), bệnh giang mai vẫn có thể chữa được bằng thuốc. Điều quan trọng là bạn cần nhận biết được các triệu chứng hoặc cần đi xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục thường xuyên (nếu có quan hệ với nhiều bạn tình) để phát hiện bệnh kịp thời. Khi được chẩn đoán và điều trị sớm, giang mai thứ cấp sẽ không tiến triển qua các giai đoạn sau nguy hiểm hơn hoặc không thể chữa khỏi.

Bệnh giang mai giai đoạn 2 là gì? Lây lan như thế nào?

Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Bệnh gồm 3 giai đoạn chính là sơ cấp, thứ cấp và giai đoạn cuối. Giang mai sơ cấp là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này các vết loét của giang mai (còn gọi là săng) sẽ xuất hiện trên âm hộ, âm đạo, dương vật, bìu, hậu môn hoặc đôi khi ở môi và miệng của bệnh nhân.

Nếu không được điều trị, bệnh sẽ phát triển sang giai đoạn tiếp theo là giang mai giai đoạn 2 (thứ cấp). Đây cũng là lúc mà bệnh giang mai có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vì xoắn khuẩn đã có mặt trong hầu hết các sẩn nước, nốt mụn phỏng và vết loét.

Bệnh giang mai không chỉ lây qua đường quan hệ tình dục, bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với các vết săng giang mai hoặc lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh giang mai giai đoạn 2 có những triệu chứng nào?

giang mai giai đoạn 2

Triệu chứng của giang mai giai đoạn 2 (thứ cấp) thường phát triển từ 2 – 8 tuần sau khi bạn nhiễm bệnh giang mai sơ cấp. Triệu chứng điển hình của giai đoạn này là phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Các nốt ban thường sần sùi, có màu nâu đỏ nhưng không gây ngứa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất