Giãn phế quản có nguy hiểm không? 4 biến chứng nghiêm trọng của bệnh

Related Articles

Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?” và các biến chứng của căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

Giãn phế quản có gây tác động nguy hiểm đến đường thở không?

Khi bạn thở, không khí từ bên ngoài di chuyển vào trong phổi thông qua các đường dẫn khí được gọi là phế quản. Giãn phế quản là tình trạng xảy ra khi thành đường thở (phế quản) bị dày lên và chịu những tổn thương không thể phục hồi.

Khi bị tổn thương nặng, các phế quản không còn khả năng đào thải dịch tiết và chất nhầy như bình thường, do đó chất nhầy sẽ tích tụ và trở thành nơi sản sinh của các vi sinh vật. Điều này dẫn đến nhiễm trùng và từ đó gây hại thêm cho đường hô hấp.

Cuối cùng, tình trạng giãn phế quản gây hình thành các túi khí quản không đều, dẫn đến suy giảm chức năng phổi theo thời gian. Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây nên các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Giãn phế quản có nguy hiểm không? 4 biến chứng nghiêm trọng của bệnh

Các tổn thương ở phổi liên quan đến giãn phế quản sẽ tồn tại vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng giãn phế quản nghiêm trọng và cần phải được điều trị khẩn cấp, bao gồm:

1. Ho ra máu

Giãn phế quản có nguy hiểm không? Ho ra máu là biến chứng giãn phế quản

Một biến chứng giãn phế quản hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng là ho ra một lượng máu lớn. Đường thở bị tổn thương có thể khiến một số mạch máu trở nên mỏng hơn. Mạch máu cung cấp máu cho phổi có nhiều khả năng bị vỡ ra và gây chảy máu từ phổi. Đây được gọi là chứng ho ra máu.

Các triệu chứng của tình trạng này, bao gồm:

  • Ho ra hơn 100ml máu trong vòng 24 giờ
  • Khó thở do máu làm tắc nghẽn đường thở
  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, da xanh xao do mất máu nhanh và nhiều

Ho ra máu ồ ạt có thể đe dọa đến tính mạng và cần phải được nhập viện để cấp cứu khẩn cấp. Bác sĩ có thể cần phải đặt một ống thông vào cổ họng của người bệnh để giúp họ thở. Ngoài ra, một thủ thuật gọi là thuyên tắc động mạch phế quản sẽ được thực hiện để cầm máu.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất