Giảm tiểu cầu là bệnh gì? Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?

Related Articles

Tìm hiểu chung

Tiểu cầu giảm (tiểu cầu thấp) là bệnh gì?

Máu bao gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Khi trên da có vết thương hở, các tiểu cầu sẽ di chuyển đến vùng bị thương và hình thành cục máu đông để cầm máu. Nếu hàm lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể không thể cầm máu được. Tiểu cầu thấp được tính khi có ít hơn 150.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu.

Mỗi tiểu cầu chỉ sống khoảng 10 ngày, do đó, tủy xương sẽ liên tục tạo ra tiểu cầu mới. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ giảm tiểu cầu có thể từ nhẹ đến nặng và việc điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Tiểu cầu thấp có nguy hiểm không?

Khi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 10.000 trên mỗi microlit máu, bạn sẽ bị xuất huyết nội nghiêm trọng. Tình trạng nà sẽ gây tử vong nếu không sớm được can thiệp.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Người bị giảm tiểu cầu có những dấu hiệu, triệu chứng nào?

giảm tiểu cầu

Thông thường, tình trạng tiểu cầu giảm không gây ra triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu, thường là chảy máu nướu hoặc mũi. Phụ nữ bị giảm tiểu cầu có thể có kinh nguyệt nhiều hơn, dài hơn hoặc chảy máu đột ngột. Bạn cũng có thể thấy máu trong nước tiểu hoặc phân.
  • Trên da có những nốt phẳng, đỏ, kích thước bằng đầu đinh ghim, gọi là đốm xuất huyết. Những đốm này chủ yếu ở chân và bàn chân, và xuất hiện thành từng đám.
  • Vết thâm và bầm tím. Bạn có thể bị chảy máu nhiều vùng dưới da và da không còn màu bình thường khi bạn ấn vào chúng. Bạn cũng có thể thấy những vết bầm tím do va đập. Chúng có thể có màu xanh lam hoặc tím và chuyển sang màu vàng hoặc xanh lục theo thời gian.

Tình trạng tiểu cầu thấp nghiêm trọng có thể gây chảy máu nhiều sau chấn thương.

Nguyên nhân gây bệnh

Giảm tiểu cầu thường do một số thuốc hoặc tình trạng sức khỏe gây ra. Bệnh hiếm khi là do di truyền. Dù là nguyên nhân nào, tiểu cầu giảm sẽ liên quan đến một trong ba quá trình sau:

Tiểu cầu mắc kẹt ở lá lách

Lá lách có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng và lọc các chất độc ra khỏi máu. Một số rối loạn trong cơ thể khiến lá lách phì đại, dẩn đến có quá nhiều tiểu cầu tập trung ở cơ quan này. Do đó, số lượng tiểu cầu lưu thông trong dòng máu sẽ giảm.

Quá trình sản xuất tiểu cầu giảm

Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng quá trình tạo tiểu cầu như:

  • Bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư khác
  • Một số loại thiếu máu
  • Nhiễm virus, chẳng hạn như viêm gan C hoặc HIV
  • Thuốc hóa trị và xạ trị
  • Uống nhiều rượu

Uống rượu ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tiểu cầu

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất