Giấc ngủ REM là gì? Cách cải thiện giấc ngủ REM giúp bạn trọn giấc nồng • Hello Bacsi

Related Articles

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu giấc ngủ REM là gì và vai trò của nó trong chu kỳ giấc ngủ có tác động như thế nào đối với sức khỏe bạn nhé!

Giấc ngủ REM là gì?

Trong khi ngủ, não bộ cần trải qua 4 giai đoạn khác nhau. Một trong những giai đoạn này là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (hay còn gọi là REM – Rapid Eye Movement) xen kẽ các giai đoạn của giấc ngủ NREM (Non- Rapid Eye Movement)- giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh. Trong giai đoạn này, mắt sẽ di chuyển nhanh chóng theo nhiều hướng khác nhau. Thông thường, chúng ta bước vào giấc ngủ REM trong vòng 90 phút đầu tiên sau khi chìm vào giấc ngủ. Hầu hết các giấc mơ đều xảy ra trong giai đoạn này. Đây chính là lúc mà não hoạt động mạnh để từ đó tạo ra các hình ảnh kỳ lạ.

Giấc ngủ REM xảy ra xen kẽ với các giai đoạn của giấc ngủ NREM (Non- Rapid Eye Movement) theo các chu kỳ lặp lại. Thông thường, thời lượng giấc ngủ REM sẽ dài hơn vào ban đêm và khi trời gần sáng. Thực tế thì nó chiếm khoảng 20-25% chu kỳ giấc ngủ đối với người lớn và chiếm hơn 50% đối với giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Đặc điểm REM trong giấc ngủ

Trong giấc ngủ REM, cơ thể và não bộ thường phải trải qua 1 số thay đổi như:

  • Chuyển động nhanh của mắt
  • Thở nhanh và không đều
  • Tăng nhịp tim (đến mức gần như trạng thái thức giấc)
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể
  • Tăng huyết áp
  • Hoạt động của não tương tự như khi thức giấc
  • Tăng cường oxy lên não
  • Kích thích ham muốn tình dục
  • Co giật nhẹ ở mặt và tay chân

Hầu hết mọi người đều trải qua trạng thái liệt tạm thời do não phát tín hiệu cho tủy sống ngừng cử động của tay và chân. Sự thiếu hoạt động của cơ bắp này được gọi là chứng mất trương lực cơ. Đây được xem là 1 cơ chế bảo vệ để ngăn ngừa chấn thương có thể xảy ra khi chúng ta đang say giấc. Trong giấc ngủ REM, bạn có thể phải trải qua những giấc mơ sống động do sự gia tăng hoạt động của não.

4 giai đoạn của giấc ngủ

giấc ngủ rem và non rem

Thông thường, giấc ngủ được chia thành 2 giai đoạn chính: giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh) và NREM (Non REM – chuyển động mắt không nhanh). Cụ thể, trong giai đoạn chuyển động mắt không nhanh được chia thành 3 phần: buồn ngủ, ngủ “nhẹ” và ngủ sâu giấc. Sau đây là các giai đoạn giấc ngủ mà 1 người sẽ trải qua khi chìm vào giấc ngủ:

Giai đoạn 1 của giấc ngủ NREM

Một người đang trong giai đoạn này sẽ ở giữa trạng thái thức, buồn ngủ và ngủ, hoặc đang trong giai đoạn ngủ không sâu. Giai đoạn này thường là giai đoạn rất dễ thức giấc.

Giai đoạn 2 của giấc ngủ NREM

Những người trong giai đoạn 2 thường sẽ trải qua trạng thái ngủ sâu hơn 1 chút. Biểu hiện mà chúng ta thường thấy ở giai đoạn 2 là nhiệt độ cơ thể sẽ bắt đầu giảm xuống và nhịp tim, nhịp thở chậm lại. Chúng ta vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi các âm thanh. Hầu hết chúng ta dành phân nửa thời gian ngủ trong giai đoạn này.

Giai đoạn 3 của giấc ngủ NREM

Giai đoạn này là trạng thái ngủ sâu và phục hồi được gọi là giấc ngủ sóng chậm hay giấc ngủ delta. Trong giai đoạn 3 của giấc ngủ NREM, các cơ sẽ được thư giãn, khả năng cung cấp máu cho các cơ tăng lên và cơ thể bắt đầu sửa chữa, phát triển mô.

Giai đoạn 4: Giấc ngủ REM

Đây là giai đoạn mà hầu hết chúng ta đều đang chìm vào giấc mơ, mặc dù đôi khi điều này cũng có thể xảy ra trong giai đoạn NREM.

Giấc ngủ REM có tốt không?

Giấc ngủ REM có thể đem lại 1 số lợi ích cho học tập, giúp cải thiện trí nhớ và tâm trạng tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy giấc ngủ REM tốt không chỉ cải thiện trầm cảm, lo âu, các chức năng nhận thức của não mà còn giúp giảm huyết áp và mang lại nhiều lợi ích khác của sức khỏe. Thiếu hụt giấc ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất