Gãy xương ức • Hello Bacsi

Related Articles

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán gãy xương ức?

Nếu nghi ngờ bị gãy xương ức, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Do gãy xương ức thường liên quan đến chấn thương nghiêm trọng nên người bị nạn cần đến bệnh viện cấp cứu ngay. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để phát hiện và đánh giá tình trạng gãy xương ức.

Chụp CT cũng có thể giúp chẩn đoán nhưng X-quang là cách tốt nhất để đưa ra kết luận bạn có bị gãy xương ức hay không.

Những phương pháp điều trị gãy xương ức

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương tại xương ức cũng như những triệu chứng xuất hiện. Ở trường hợp nhẹ nhất, điều trị đơn giản chỉ là nghỉ ngơi và chờ một khoảng thời gian để vết thương lành lặn.

Trong lúc đó, bạn có thể cần băng cố định vùng ngực để giảm đau và sưng. Một số thuốc giảm đau không kê đơn cũng được sử dụng như paracetamol, ibuprofen.

Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tệ hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả hơn.

Một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật để cố định lại vị trí của xương ức.

Thời gian phục hồi sau khi gãy xương ức là bao lâu?

Hầu hết mọi người có thể phục hồi hoàn toàn sau khi bị gãy xương ức khoảng một vài tháng, trung bình là 73 ngày (tương đương 10 tuần rưỡi).

Thời gian phục hồi có khi kéo dài hơn nếu cần phải phẫu thuật trong quá trình điều trị. Để tránh xảy ra nhiễm trùng sau khi phẫu thuật, bạn nên:

  • Hít thở sâu đều đặn mỗi ngày
  • Tránh kiềm chế các cơn ho cũng như không nên uống thuốc ho
  • Đỡ thành ngực trong lúc ho

Nếu thấy các dấu hiệu như sốt, khó thở hoặc ho ra đờm màu vàng, xanh hay có máu, hãy quay lại bệnh viện ngay lập tức. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau vẫn còn dữ dội sau khoảng 8 tuần điều trị.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất