Gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu thì lành?• Hello Bacsi

Related Articles

Xương đòn, hay còn gọi là xương quai xanh, là một trong hai xương nối ngực với vai, xuất phát từ đỉnh trên xương ức tới xương bả vai. Tình trạng gãy xương đòn phổ biến ở 5% người trưởng thành.

Việc phục hồi nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi tác, cơ địa cũng như sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Vì vậy, chính xác gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu cũng thay đổi ở từng trường hợp.

Điều trị gãy xương đòn bằng đai đeo số 8 như thế nào?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần xương đòn bị gãy có thể lành nhanh chóng khi sử dụng đeo đai số 8. Đai này cố định vai và cánh tay, giúp phần xương bị gãy mau lành. Đây là lựa chọn điều trị nhẹ nhàng cho bệnh nhân bị gãy xương đòn không có biến chứng, không muốn hoặc không thể phẫu thuật.

Dù có nhiều ưu điểm nhưng đeo đai số 8 thường mang lại cảm giác không thoải mái, khó mặc cho người mới sử dụng. Đây cũng là lý do mà nhiều người quan tâm đến chuyện gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu. Bên cạnh đó, nếu điều trị không tốt thì xương đòn có thể không lành lại được, hoặc phần xương gãy bị nhô lên đâm vào các bộ phận xung quanh. Một vài trường hợp can xương mới bị mọc lệch nên vai ngắn lại, xương nhô cao mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, việc đeo đai số 8 có thể gây ra các vấn đề về da và gây mùi khó chịu nếu không được tháo ra để vệ sinh thường xuyên.

Trong suốt quá trình đeo đai số 8, bệnh nhân cần đi khám sau một tuần đầu tiên và theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi xem kết quả có đạt không, liệu mảnh xương có đâm qua da hay có nguy cơ chọc vào bó thần kinh, mạch máu hoặc phổi không. Nếu có nguy cơ gặp biến chứng thì cần phải mổ.

gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu thì lành?

Những lưu ý khi sử dụng đai đeo số 8:

  • Tư thế chính xác vô cùng quan trọng trong việc chữa lành chấn thương xương đòn. Sử dụng đai sai tư thế có thể mang lại một số rủi ro như: tư thế xấu, đau đầu, đau lưng trên, đau cổ vai gáy, mệt mỏi.
  • Đối với trẻ em, việc đeo đai số 8 không phù hợp có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương và khiến xương phát triển sai lệch nên cần thăm khám và tư vấn kĩ càng từ bác sĩ.

Trong những tuần đầu tiên đeo đai số 8, bạn nên:

  • Tiếp tục cử động ngón tay, bàn tay và khuỷu tay.
  • Khi đỡ đau, bạn có thể bắt đầu cử động nhẹ khớp vai một chút để tránh khớp bị cứng.
  • Tránh nâng cánh tay cao hơn vai.
  • Tránh lao động nặng, tập thể thao mạnh bạo hoặc nâng bất cứ vật gì nặng hơn 2,3 kg.
  • Thực hiện một số các bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa chứng cứng khuỷu tay và vai, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng vật lý trị liệu nếu cần thiết. Tuy nhiên rất hiếm khi người bị gãy xương đòn cần phải vật lý trị liệu vì xương liền rất nhanh.
  • Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng đau và sưng vùng xương gãy trở nên nghiêm trọng hơn.

Gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu thì lành?

Đeo đai số 8 gãy xương đòn quan trọng nhất là cần có sự tư vấn của các bác sĩ để xác định loại đai phù hợp kích cỡ. Nếu sử dụng loại đai không phù hợp, các đầu xương bị gãy có thể không liền lại với nhau, điều này gây ra tình trạng không liên kết và tạo thành khối u quanh vị trí gãy xương. Ngoài ra, xương lành lại đôi khi ngắn hơn xương đòn bị tổn thương, điều này có thể dẫn đến đau xương đòn và các vấn đề chuyển động trong tương lai.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất