Gãy sống mũi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

  • Va vào tường
  • Té ngã
  • Bị đánh vào mũi trong một môn thể thao tiếp xúc
  • Tai nạn giao thông
  • Bị đấm hoặc đá vào mũi
  • Bị va đập mạnh vào mũi

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị gãy sống mũi?

nguyên nhân gây gãy sống mũi

Tai nạn có thể xảy ra với bất cứ ai, vì vậy mọi người đều có nguy cơ bị gãy mũi. Tuy nhiên, một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ gãy xương mũi.

Những người tham gia vào hầu hết các môn thể thao tiếp xúc có nguy cơ bị gãy mũi, như:

  • Bóng rổ
  • Quyền anh
  • Bóng đá
  • Võ thuật
  • Bóng đá

Các hoạt động khác cũng có thể khiến bạn gặp rủi ro bao gồm:

  • Tham gia giao thông không có bảo hộ (mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn…)
  • Lái xe đạp địa hình
  • Trượt ván

Ngoài ra, người lớn tuổi và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ gãy sống mũi cao hơn vì họ dễ bị té ngã.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp bạn chẩn đoán gãy sống mũi?

Bác sĩ thường chẩn đoán gãy sống mũi bằng cách thực hiện kiểm tra thể chất. Nếu bạn bị đau nhiều, họ có thể cho dùng thuốc gây tê cục bộ để làm tê mũi trước khi kiểm tra thể chất. Bác sĩ có thể ấn nhẹ vào bên ngoài mũi và các vùng xung quanh mũi. Họ có thể nhìn vào bên trong đường mũi của bạn để kiểm tra tắc nghẽn và các dấu hiệu khác của xương gãy.

Nếu chấn thương mũi có vẻ nghiêm trọng hoặc đi kèm với các chấn thương mặt khác, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc CT để xác định mức độ thiệt hại cho mũi và khuôn mặt. Bác sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp vi tính (CT) nếu mức độ nghiêm trọng của chấn thương khiến việc khám sức khỏe tổng thể không thể thực hiện được hoặc nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể có các chấn thương khác.

Những phương pháp nào giúp điều trị gãy sống mũi?

điều trị gãy sống mũi

Gãy sống mũi phải làm sao? Tùy thuộc vào các triệu chứng, bạn có thể cần điều trị y tế ngay lập tức hoặc có thể tự sơ cứu tại nhà và sau đó mới đến gặp bác sĩ.

Sơ cứu tại nhà

Nếu bạn không có triệu chứng cần điều trị y tế ngay lập tức, một số biện pháp có thể giúp bạn sơ cứu vết thương tại nhà như:

  • Nếu bị chảy máu mũi, bạn hãy ngồi xuống và nghiêng người ra phía trước, đồng thời thở bằng miệng. Bằng cách này, máu sẽ không chảy xuống cổ họng.
  • Nếu bạn không chảy máu, hãy ngước đầu cao để giảm đau nhói.
  • Để giảm sưng, bạn hãy chườm lạnh vào mũi trong 15-20 phút, 3-4 lần một ngày.
  • Dùng acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau.

Sau khi sơ cứu, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được đánh giá đầy đủ mức độ chấn thương. Mọi người thường không nhận ra tất cả các tổn thương nhỏ trên mặt khi bị chấn thương. Do đó, đến gặp bác sĩ sớm để kiểm tra vách ngăn mũi có lệch hay tích tụ máu hay không. Ngoài ra, việc sửa mũi bị gãy sẽ dễ dàng hơn nếu điều trị trong vòng 1-2 tuần sau chấn thương.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất