Dọn dẹp cuối năm gây đau lưng: 7 cách chữa bệnh hiệu quả và an toàn!

Related Articles

Khi đến bệnh viện, con gái ông M chia sẻ với bác sĩ rằng ba mình thường xuyên bị đau lưng nhưng không chịu uống thuốc giảm đau do hay bị đau dạ dày khi dùng thuốc.

Chắc hẳn không chỉ ông M mà nhiều người cũng đang phải “vật lộn” với các cơn đau lưng mỗi dịp dọn nhà. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây đau lưng dai dẳng và những cách chữa bệnh đau lưng đơn giản để giúp bạn kiểm soát hiệu quả tình trạng của mình nhé.

Vì sao bạn bị đau lưng dai dẳng?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng, như:

Nguyên nhân cơ học: Đây là nguyên nhân gây ra khoảng 80-90% các trường hợp đau thắt lưng, có thể bao gồm thoái hóa đĩa đệm hoặc bệnh về khớp, gãy đốt sống, dị tật bẩm sinh, thoái hóa đốt sống hoặc các nguyên nhân không xác định [1]. Trong đó, các nguyên nhân không xác định được cho là liên quan đến tình trạng căng cơ và chấn thương dây chằng, có thể gặp phải do nâng vật nặng hoặc cúi người sai tư thế [1, 2].

Nguyên nhân thần kinh: Các nguyên nhân thần kinh như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, gai xương làm tổn thương rễ thần kinh cũng có thể gây đau thắt lưng [1]. Việc lựa chọn phương pháp điều trị các cơn đau lưng do nguyên nhân thần kinh thường khác biệt so với phương pháp điều trị cơn đau do các nguyên nhân khác. Các thuốc giảm đau thông thường có thể không mang lại hiệu quả giảm đau [3].

Các bệnh lý cột sống không do nguyên nhân cơ học: chẳng hạn như nhiễm trùng, lao, viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp)… [1]

Do bệnh lý của các cơ quan khác: như bệnh đường tiêu hóa, bệnh thận, phình tách động mạch chủ bụng…[1]

Do nguyên nhân khác: như đau cơ xơ hóa, rối loạn dạng cơ thể, trầm cảm… [1]

7 cách chữa bệnh đau lưng đơn giản

Sử dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để kiểm soát và chữa bệnh đau lưng [4]. Trong đó, paracetamol và NSAIDs là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến và đầu tiên trong điều trị tình trạng này [5, 6].

Paracetamol: Paracetamol thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau không có đặc tính kháng viêm. Đây là một trong những thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị đau thắt lưng [6]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, paracetamol không thể hiện nhiều lợi ích trong chữa bệnh đau lưng cấp so với giả dược [7].

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs cũng là một trong các loại thuốc được sử dụng đầu tiên để điều trị đau lưng vì khả năng hoạt động nhanh và dung nạp tốt [8]. Nhóm thuốc này được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng tạm thời của đau lưng, cả cấp tính lẫn mạn tính [6]. Các NSAIDs giúp giảm đau, sưng và viêm ở cơ, khớp xương hoặc phần xung quanh đĩa đệm cột sống bị tổn thương [9]. NSAIDs có khả năng kháng viêm nên có hiệu quả hơn paracetamol trong điều trị các tình trạng đau lưng có viêm [9, 10].

Thuốc giảm đau gây nghiện opioid: Nếu các thuốc giảm đau lưng trước đó không hiệu quả, bạn có thể được chỉ định sử dụng một nhóm thuốc mạnh hơn, gọi là opioid. Thuốc nhóm opioid có thể làm giảm nhiều tình trạng đau cấp tính khác nhau. Tuy nhiên, vì các tác dụng phụ như táo bón, chóng mặt, mệt mỏi hoặc phụ thuộc thuốc, opioid thường không được sử dụng lâu hơn 12 tuần và phải dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ [4].

Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được cho là có tác dụng giảm đau bằng cách tác động lên hệ thần kinh trung ương và giúp giảm căng cơ [4, 11].

Steroid dạng tiêm: Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn tiêm steroid trong những trường hợp đau lưng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khả năng giảm đau của steroid dạng tiêm thường hết sau khoảng 3 tháng [11].

dùng NSAIDs là một cách chữa bệnh đau lưng
Ảnh: Shutterstock.com – 1793170777

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau và những đối tượng cần lưu ý

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất