Dính thắng lưỡi ở trẻ: Dấu hiệu, cách chữa trị và chăm sóc sau phẫu thuật

Related Articles

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là cách điều trị được đề nghị nhiều nhất. Nhiều bậc cha mẹ khi biết trẻ bị dính thắng lưỡi cần phải phẫu thuật thì tỏ ra rất lo lắng về việc cắt dính thắng lưỡi có nguy hiểm không, nên phẫu thuật dính thắng lưỡi ở đâu, trẻ có thể gặp biến chứng gì hay phải chăm sóc trẻ sau cắt thắng lưỡi thế nào, cần cho con kiêng gì sau ca phẫu thuật. Câu trả lời ở ngay sau đây!

Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia nhi khoa, phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi khá đơn giản, và việc cắt thắng lưỡi không gây nguy hiểm. Thế nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ, hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng, bạn nên cho con thực hiện phẫu thuật ở các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị.

Trường hợp bị tật độ 3, độ 4, trẻ thường được đề nghị thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi vào khoảng lúc 3 tháng tuổi. Nếu bé yêu gặp khó khăn khi bú nhưng vì lý do nào đó chưa thể phẫu thuật cắt thắng lưỡi ngay, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ bé bú sữa mẹ tốt nhất.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi bằng laser hiện cũng rất phổ biến. Rất nhiều ý cho rằng, phương pháp này không gây đau, không chảy máu hoặc chảy rất ít, thời gian thực hiện và phẫu thuật nhanh. Bạn có thể hỏi thêm bác sĩ về phương pháp phẫu thuật này. Bác sĩ sẽ chỉ định tùy theo trường hợp cụ thể của bé và cho bạn những lời khuyên đúng nhất.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi thường được gây tê tại chỗ và có thể xuất viện ngay trong ngày, bé có thể bú mẹ hoặc uống sữa để lạnh ngay sau đó 30 phút. Trường hợp phải gây mê, bé cần nhập viện để được các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật.

Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sau cắt thắng lưỡi

Sau khi cho trẻ thực hiện phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi, bạn cần chú ý một vài điều sau trong quá trình chăm sóc bé sau khi cắt thắng lưỡi:

  • Sau ca phẫu thuật, tại vị trí cắt dính lưỡi thường xuất hiện vết thương màu trắng và sẽ biến mất sau một vài ngày.
  • Bạn cần theo dõi trẻ, nếu chỗ vết thương chảy máu hay có dấu hiệu khác lạ cần báo cho nhân viên y tế ngay lập tức nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
  • Với các bé đã lớn:
    • Không nên để trẻ đụng tay vào vết thương để tránh nhiễm trùng
    • Không cho trẻ ăn đồ cứng, nóng để tránh chảy máu
    • Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng
    • Hướng dẫn con vận động lưỡi bằng cách đưa lưỡi lên/xuống, uốn lưỡi, đưa sang hai bên, thè lưỡi ra ngoài.
  • Với trẻ nhỏ: Sau phẫu thuật, mẹ nên thường xuyên nâng lưỡi con lên, kéo nhẹ sang hai bên để lưỡi linh hoạt.

Trẻ bị dính thắng lưỡi có thể gặp những khó khăn gì?

Trẻ bị dính thắng lưỡi

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất