Điều trị đa xơ cứng (xơ cứng rải rác) bằng những phương pháp nào?

Related Articles

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

Tăng tốc độ phục hồi khi điều trị đa xơ cứng tái phát

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào trong myelin – lớp vỏ bảo vệ bao quanh sợi trục của nơron trong não và tủy sống khiến chúng bị tổn thương. Từ đó, chức năng của não bộ và tủy sống bị ảnh hưởng.

Mục tiêu điều trị đa xơ cứng là tăng tốc độ phục hồi, sửa chữa những tổn thương ở sợi thần kinh sau mỗi đợt viêm bằng các phương pháp sau đây:

  • Thuốc corticosteroid. Chẳng hạn như prednisone uống và methylprednisolone tiêm tĩnh mạch, được kê đơn để làm giảm viêm dây thần kinh. Các tác dụng phụ có thể bao gồm mất ngủ, tăng huyết áp, tăng đường huyết, thay đổi tâm trạng và giữ nước.
  • Trao đổi huyết tương. Một phần chất lỏng trong máu (huyết tương) của bệnh nhân sẽ được loại bỏ và tách khỏi các tế bào máu. Sau đó, các tế bào máu được trộn với dung dịch protein (albumin) và đưa trở lại cơ thể. Trao đổi huyết tương có thể được sử dụng nếu các triệu chứng bệnh nghiêm trọng và không đáp ứng với với steroid liều cao.

Điều trị nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển

Phần lớn phản ứng miễn dịch liên quan đến đa xơ cứng xảy ra trong giai đoạn đầu của bệnh. Điều trị đa xơ cứng bằng những thuốc dưới đây càng sớm càng tốt có thể làm giảm tỷ lệ tái phát, làm chậm sự hình thành các tổn thương mới, góp phần giảm nguy cơ teo não và tích lũy tàn tật. Chúng bao gồm:

Điều trị đa xơ cứng bằng thuốc tiêm

điều trị đa xơ cứng bằng thuốc tiêm

  • Thuốc interferon beta. Đây là một trong những loại thuốc được kê đơn được dùng phổ biến nhất để điều trị đa xơ cứng. Thuốc được dùng để tiêm dưới da hoặc vào cơ nhằm làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát. Tác dụng phụ bao gồm các triệu chứng giống như cúm, phản ứng tại chỗ tiêm và tổn thương gan hoặc phát triển kháng thể trung hòa làm giảm hiệu quả của thuốc. Khi dùng thuốc này, bệnh nhân cần phải tiến hành kiểm tra men gan thường xuyên.
  • Glatiramer axetat. Thuốc này có thể giúp ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào myelin và phải được tiêm dưới da. Tác dụng phụ thường gặp là kích ứng da ngay tại chỗ tiêm.

Điều trị đa xơ cứng bằng thuốc uống

  • Fingolimod. Thuốc này dùng uống mỗi ngày một lần để làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh. Các tác dụng phụ bao gồm nhiễm trùng nghiêm trọng hiếm gặp, đau đầu, tăng huyết áp, nhìn mờ và rối loạn nhịp tim chậm. Bệnh nhân cần được theo dõi nhịp tim, huyết áp khi bắt đầu sử dụng thuốc và đánh giá lại thường xuyên trong vòng ít nhất 6 giờ dùng thuốc. Bệnh nhân cần được theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng, soi đánh mắt và đánh giá chức năng phổi định kỳ trong quá trình dùng thuốc.
  • Dimethyl fumarate. Thuốc uống hai lần mỗi ngày để làm giảm các đợt tái phát bệnh. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đỏ bừng, tiêu chảy, buồn nôn và giảm số lượng bạch cầu. Bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu thường xuyên khi dùng thuốc.
  • Diroximel fumarate. Thuốc ở dạng viên nang, dùng hai lần mỗi ngày. Là dạng thuốc tương tự dimethyl fumarate nhưng gây ra ít tác dụng phụ hơn so với dimethyl fumarate.
  • Teriflunomide. Thuốc uống mỗi ngày một lần. Teriflunomide có thể gây tổn thương gan, rụng tóc và các tác dụng phụ khác. Thuốc này có thể gây dị tật thai bẩm sinh khi dùng cho cả nam và nữ. Do đó, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai khi dùng thuốc và ít nhất 2 năm sau khi ngừng thuốc. Nếu dùng thuốc và có mong muốn mang thai thì hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm cách làm tăng tốc độ đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. Bạn cũng nên xét nghiệm máu thường xuyên khi dùng thuốc.
  • Siponimod. Nghiên cứu cho thấy uống loại thuốc này một lần mỗi ngày có thể làm giảm tỷ lệ tái phát và giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm nhiễm virus, các vấn đề về gan và giảm bạch cầu. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm thay đổi nhịp tim, đau đầu và các vấn đề về thị lực. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần sử dụng biện pháp tránh thai khi dùng thuốc này và đến 10 ngày sau khi ngừng thuốc do thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bệnh nhân có thể cần theo dõi nhịp tim và huyết áp trong 6 giờ đầu tiên sau khi dùng thuốc và xét nghiệm máu thường xuyên.
  • Cladribine. Thuốc này là thuốc điều trị hàng thứ hai của đa xơ cứng tái phát – hồi phục hoặc thể bệnh tiến triển thứ cấp. Liệu trình điều trị bao gồm 2 đợt trong 2 năm, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 hai tuần. Các tác dụng phụ bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên, đau đầu, khối u, nhiễm trùng nghiêm trọng và giảm bạch cầu. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, những người bị nhiễm trùng mạn tính hoặc ung thư không được dùng thuốc này. Nam giới và phụ nữ nên sử dụng biện pháp tránh thai trong khi dùng thuốc này và sau khi ngừng thuốc ít nhất 6 tháng. Bệnh nhân có thể cần làm xét nghiệm máu khi dùng cladribine.

điều trị đa xơ cứng bằng thuốc uống

Điều trị đa xơ cứng bằng thuốc đường truyền

  • Ocrelizumab. Đây là loại thuốc kháng thể đơn dòng được nhân bản hóa có hiệu quả điều trị cả dạng tái phát – hồi phục và dạng tiến triển nguyên phát của bệnh đa xơ cứng. Thuốc được truyền tĩnh mạch. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da tại chỗ tiêm, huyết áp thấp, sốt và buồn nôn,… Không phải ai cũng dùng được thuốc này, chẳng hạn như những người viêm gan B. Ocrelizumab cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và một số loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
  • Natalizumab. Thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự di chuyển của các tế bào miễn dịch có khả năng gây hại từ dòng máu đến não và tủy sống. Nó có thể được coi là phương pháp điều trị đa xơ cứng dạng nặng. Thuốc này làm tăng nguy cơ nhiễm vi-rút nghiêm trọng tiềm ẩn trong não (bệnh não đa ổ tiến triển) ở những người có kháng thể của vi-rút JC trong máu.
  • Alemtuzumab. Thuốc giúp giảm sự tái phát bệnh bằng cách nhắm vào một loại protein trên bề mặt của các tế bào miễn dịch và làm suy giảm các tế bào bạch cầu. Tác dụng này có thể hạn chế tổn thương thần kinh trong bệnh đa xơ cứng do bạch cầu gây ra. Liệu trình điều trị bao gồm truyền thuốc 5 – 7 ngày liên tục, sau đó khoảng 1 năm sẽ truyền một đợt thuốc nữa trong 3 ngày. Alemtuzumab thường được khuyến cáo cho những người bị đa xơ cứng nặng hoặc lựa chọn thứ hai cho những bệnh nhân thể xơ cứng rải rác khác đã thất bại với các phương pháp điều trị trước đó. Tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và rối loạn tự miễn dịch, bao gồm nguy cơ cao mắc các bệnh tự miễn tuyến giáp và bệnh thận qua trung gian miễn dịch hiếm gặp.

điều trị đa xơ cứng bằng truyền dịch

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất