Điều bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 cần biết • Hello Bacsi

Related Articles

5/ Nội soi thanh quản

Nội soi thanh quản là phương pháp chẩn đoán nhằm quan sát xem các dây thanh quản có hoạt động bình thường hay không. Các khối u tuyến giáp đôi khi có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản. Đặc biệt, nếu bạn được chỉ định phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến giáp, nội soi thanh quản có thể sẽ được thực hiện trước tiên.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn 3

Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phù hợp. Thông thường, điều trị ung thư ở giai đoạn này có thể bao gồm sự kết hợp của phẫu thuật, điều trị bằng phóng xạ iod và xạ trị bên ngoài. Kết hợp 2 hoặc nhiều phương pháp điều trị sẽ giúp tăng cơ hội chữa khỏi và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn 3

Phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 thường được thực hiện để loại bỏ toàn bộ tuyến giáp. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đi toàn bộ tuyến giáp kết hợp với loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư. Tác dụng phụ có thể xảy ra đối với phương pháp điều trị này là làm ảnh hưởng đến dây thần kinh thanh quản, mất giọng, khàn giọng, khó thở,…

Liệu pháp hormone

Việc cắt toàn bộ tuyến giáp có thể gây nên một tác dụng phụ nữa gọi là suy tuyến cận giáp. Nguyên nhân là do tuyến giáp không hoạt động, mức độ hormone giải phóng từ tuyến giáp để duy trì nồng độ canxi trong máu bị suy giảm. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm yếu và chuột rút cơ bắp, ngứa ran, bỏng rát và tê ở tay.

Vì vậy, sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp levothyroxine suốt đời. Thuốc này nhằm cung cấp hormone tuyến giáp bị thiếu hụt và ngăn chặn nguy cơ tế bào ung thư có thể phát triển trở lại.

Phóng xạ iod

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 bằng iod phóng xạ có thể giúp cải thiện khả năng sống sót cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 3 hoặc thể nang. Phương pháp điều trị này đặc biệt có hiệu quả đối với những bệnh nhân ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc ở các vị trí xa trong cơ thể.

Điều trị bằng phóng xạ iod thường được tiến hành sau khi phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp. Phương pháp này sử dụng liều lượng lớn của một dạng iod có tính phóng xạ nhằm phá hủy bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau quá trình phẫu thuật.

Khi điều trị bằng phương pháp phóng xạ iod, bệnh nhân sẽ phải uống iod phóng xạ dưới dạng viên nang hoặc chất lỏng. Iod phóng xạ được hấp thụ chủ yếu bởi các tế bào tuyến giáp (bao gồm cả tế bào ung thư). Vì vậy, ít có nguy cơ gây hại cho các tế bào khác trong cơ thể.

Các tác dụng phụ có thể bao gồm: khô miệng, đau miệng, viêm mắt, thay đổi vị giác hoặc khứu giác, mệt mỏi, chán ăn. Hầu hết iod phóng xạ sẽ được thải ra ngoài thông qua nước tiểu trong vài ngày đầu sau khi điều trị. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện trong thời gian đó để bảo vệ người khác khỏi ảnh hưởng của bức xạ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu tạm thời tránh tiếp xúc gần gũi với người khác, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.

Xạ trị bên ngoài

Xạ trị bên ngoài là sử dụng các chùm tia bức xạ năng lượng cao để loại bỏ các tế bào ung thư bằng cách gây tổn thương và khiến chúng không thể phát triển, phân chia được nữa. Tương tự như phẫu thuật, xạ trị là một phương pháp điều trị tại chỗ được sử dụng để loại bỏ các tế bào ung thư tại một khu vực nhất định và chưa di căn quá xa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất