Điểm mặt 8 căn bệnh do muỗi chích gây nguy hiểm cho trẻ • Hello Bacsi

Related Articles

Các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng việc mắc những căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả sự phát triển về thể chất, nhận thức và cảm xúc. Tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được các căn bệnh này bằng cách phòng tránh bị muỗi chích.

Trong bài viết này, Hello Bacsi cung cấp đến bạn thông tin về 8 căn bệnh mà trẻ có thể bị lây nhiễm thông qua vết muỗi chích.

Những căn bệnh lây truyền thông qua vết muỗi chích

Các bệnh do muỗi chích gây ra khá phổ biến ở Việt Nam và có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, bao gồm:

1. Sốt rét

Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất do muỗi gây ra, vật trung gian truyền bệnh là muỗi anophele. Đa phần các trẻ mắc bệnh sốt rét thể nhẹ và vừa đều có thể hồi phục hoàn toàn mà không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng nào kéo dài. Trường hợp trẻ bị mắc sốt rét thể nặng, con có thể phải chịu các ảnh hưởng lâu dài lên hệ miễn dịch, khả năng nhận thức, hành vi và khả năng học tập.

Nguyên do là ký sinh trùng sốt rét cũng có thể xâm nhập vào hệ thống miễn dịch của trẻ và làm giảm khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Do đó, người từng mắc bệnh sốt rét thường không đáp ứng với nhiều loại vắc xin và dễ bị nhiễm trùng. Trong những năm đầu đời, trẻ tiếp xúc với rất nhiều yếu tố kích thích mới như vi khuẩn, vi trùng, nấm… Nếu hệ miễn dịch của con không đủ mạnh, nguy cơ bé bị các bệnh sẽ gia tăng.

Theo một bài báo nghiên cứu thì sự suy giảm nhận thức về ngôn ngữ, trí nhớ, sự chú ý… là gánh nặng tiềm ẩn của căn bệnh sốt rét.

♦ Triệu chứng nhận biết

Khi trẻ mới mắc bệnh, con có thể có các biểu hiện ban đầu như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn, ói mửa…

♦ Những gì cha mẹ cần làm

Nếu con bạn bị sốt rét, hãy cảnh giác với các triệu chứng như co giật, hôn mê và lượng đường trong máu thấp. Những triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng cấp tính cao và phải được điều trị ngay lập tức.

Nếu con bạn từng bị bệnh sốt rét và thường xuyên bị ốm, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa và hỏi về vấn đề đáp ứng miễn dịch bị ức chế.

Ngoài ra, bạn nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch như trái cây họ cam quýt, sữa chua, hạnh nhân, rau xanh…

2. Sốt xuất huyết

mẹ chăm sóc bé bị bệnh

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có thể gây ra các tác động đến sự phát triển thể chất ngay cả sau khi đã hết bệnh. Căn bệnh này được biết đến là nguyên nhân gây ra những cơn đau dữ dội ở cơ và khớp – hay gọi là viêm đa khớp và đau cơ.

Trường hợp trẻ bị thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất mắc bệnh sốt xuất huyết, mức độ các cơn đau này có thể nghiêm trọng hơn so với các trẻ bình thường khác.

♦ Triệu chứng nhận biết

Khi bị sốt xuất huyết, các bé thường có các biểu hiện: sốt cao, nổi ban, nhức đầu, chảy máu răng, dễ bầm tím… nghiêm trọng hơn là đau bụng, tiêu chảy ra máu hay xuất huyết dưới da…

♦ Những gì cha mẹ cần làm

Nếu con bạn bị sốt xuất huyết và đã điều trị khỏi nhưng bé vẫn than phiền về tình trạng đau khớp, hãy đưa trẻ đi tái khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá cơn đau của trẻ. Từ đó sẽ kê cho trẻ dùng loại thuốc phù hợp và hướng dẫn bạn thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ để cải thiện cơn đau.

3. Sốt vàng

Sốt vàng da là một dạng bệnh của sốt xuất huyết và hiện nay chưa có biện pháp điều trị. Sau một thời gian nhiễm bệnh, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục, khoảng 15% các ca bệnh sẽ chịu các di chứng như nhiễm độc, bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Đa phần các bệnh nhân bị biến chứng sẽ tử vong.

Bệnh sốt vàng da do giống muỗi có tên là aedes aegypti là tác nhân truyền bệnh. Ngày nay, số người mắc bệnh sốt vàng có xu hướng gia tăng, nguyên do là khả năng miễn dịch của con người suy giảm, sự biến đổi khí hậu làm cho môi trường sống của muỗi gây bệnh được mở rộng…

♦ Triệu chứng nhận biết

Trong khi một số người mắc bệnh sốt vàng không có triệu chứng ban đầu thì số khác các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt khoảng từ 3 – 6 ngày.

Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh có thể có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ (đặc biệt là ở lưng và đầu gối), nhạy cảm với ánh sáng, mất cảm giác ngon miệng, mắt, mặt hoặc lưỡi bị đỏ…

Người bệnh sốt vàng có thể vàng da, vàng mắt, xuất huyết, suy gan, suy thận, rối loạn chức năng não, thậm chí là tử vong.

♦ Những gì cha mẹ cần làm

Hiện nay, đã có vắc xin chủng ngừa bệnh sốt vàng, bạn có thể cho bé tiêm phòng ngay khi con được 9 tháng tuổi trở lên. Vắc xin này sẽ được tiêm mỗi 10 năm cho những người có nguy cơ bị bệnh cao.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất