Dị ứng mũi và mắt: Triệu chứng và biện pháp chữa trị • Hello Bacsi

Related Articles

Dị ứng ở mắt còn gọi là viêm kết mạc dị ứng, dị ứng mũi được nhiều người biết đến hơn qua tên gọi viêm mũi dị ứng. Những tác nhân chính gây dị ứng mũi và mắt là mạt bụi, nấm mốc, lông động vật và phấn hoa. Do các triệu chứng dị ứng mắt rất dễ nhận biết, như ngứa, đỏ và chảy nước mắt nên bài viết sau chỉ tập trung vào các triệu chứng dị ứng mũi, biện pháp giảm dị ứng mắt và dị ứng mũi.

Dị ứng mũi: 4 triệu chứng thường gặp

1. Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

chảy nước mũi do dị ứng

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi là một trong những triệu chứng dị ứng mũi phổ biến nhất. Người bị dị ứng cần ghi nhớ dị nguyên để hạn chế, tránh tiếp xúc chúng. Nếu bạn chưa biết tác nhân gây dị ứng của mình là gì, bạn có thể khám tại các chuyên khoa dị ứng để xác định.

Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, hãy ở bên trong nhà khi lưu lượng phấn hoa ngoài trời đang lên cao. Nếu dị ứng lông mèo hoặc lông chó, đừng quên rửa tay và thay quần áo sau khi chơi với thú cưng.

Để nhanh thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi khó chịu, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn, thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi natri cromolyn (không sử dụng thuốc xịt thông mũi quá 3 ngày một lần). Hãy đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn đối với bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 7 ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau khoảng 5 ngày, bạn cần đến phòng khám để kiểm tra, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác.

2. Đau xoang

đau xoang do viêm mũi dị ứng

Xoang là những hốc nhỏ phía sau trán, má và mắt. Nếu chất nhầy tích tụ ở những khu vực này do dị ứng, bạn có thể cảm thấy đau và như có lực đè nén lên xoang.

Để giảm tắc nghẽn xoang, hãy dùng đắp khăn ẩm và ấm phủ mặt hoặc xông vùng mặt vài lần mỗi ngày kết hợp với xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tuần, bạn cần đến viện ngay.

3. Hắt hơi

Dị ứng mũi có thể làm người bệnh liên tục hắt xì hơi, gây nhiều phiền toái. Đây là phản ứng tự nhiên nhưng nếu không thể tránh được dị nguyên, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn. Trong trường hợp thuốc này vẫn không đem lại nhiều hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc xịt steroid cho mũi.

4. Hội chứng chảy dịch mũi sau

hội chứng chạy dịch mũi sau do dị ứng mũi

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất