Đau nhói đột ngột: Hiểu đúng về đau cấp tính và cách chữa trị

Related Articles

Vậy đau cấp tính là gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Đau cấp tính là gì?

Đau cấp tính là một thuật ngữ rộng miêu tả cơn đau từ nhẹ đến nhói dữ dội xuất hiện đột ngột và kéo dài từ vài giây đến vài tháng [2]. Đau cấp tính thường kéo dài trong thời gian ngắn sẽ dần dần hết khi các mô tổn thương lành lại [1].

Thường thì bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân của đau cấp tính và điều trị. Vì thế, cảm giác khó chịu sẽ được kiểm soát và giới hạn trong thời gian nhất định [7].

Khi nào bạn bị đau cấp tính?

Đau cấp tính là cơn đau báo hiệu cho bạn biết là cơ thể đang bị tổn thương, là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể với những bất lợi do hóa chất, kích thích do nhiệt hoặc cơ học. Thí dụ như khi tiếp xúc với acid, bỏng lửa, tai nạn xe cộ, té ngã hoặc bị cây đè,… cơ thể sẽ báo động cho bạn biết bằng những cơn đau cấp tính. Bạn sẽ bị đau cấp tính sau phẫu thuật, chấn thương hoặc mắc các bệnh cấp tính như viêm khớp cấp, gout, cúm, viêm ruột thừa cấp, zona,…[3].

Những ngộ nhận về đau cấp tính

Nhiều người có những ngộ nhận về đau cấp tính. Dưới đây là một số ngộ nhận thường gặp:

  • Đau cấp tính kéo dài dưới 1 tháng. Thực tế, theo định nghĩa của ISAP (Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu đau), các cơn đau trên 3 tháng được xếp loại là đau mạn tính, nên các cơn đau kéo dài dưới 3 tháng đều được xếp vào đau cấp tính [4].
  • Cảm nhận mức độ đau tùy thuộc mức độ tổn thương. Thực tế là thái độ, niềm tin và tính cách của mỗi người ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm nhận tức thì của họ về cơn đau cấp tính. Người ta nhận thấy binh lính yêu cầu ít thuốc giảm đau hơn dân thường với các thương tích tương đương [3].
  • Đau cấp tính là một phản ứng có hại cho cơ thể. Thực tế đau cấp tính là một phản ứng quan trọng đối với sự sinh tồn của con người. Nó cảnh báo cho bạn về những tác nhân có thể gây hại cho cơ thể [5].
  • Bệnh nhân lo lắng khó chữa khỏi vì cường độ đau thường dữ dội. Thực tế, đau cấp tính thường được kiểm soát sau một thời gian nhất định khi được chẩn đoán và điều trị [7].
  • Đau cấp tính sẽ khỏi sau vài tháng, không đáng lo ngại. Thực tế là đau cấp tính nếu không kiểm soát tốt sẽ chuyển thành đau mạn tính, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở Hoa Kỳ [6].

Phân biệt đau cấp tính với đau mạn tính

So với cơn đau mạn tính, cơn đau cấp tính thường đột ngột và dữ dội hơn [1].

Không giống như đau cấp tính thường được kiểm soát trong một quãng thời gian ngắn nhất định, đau mạn tính gây nhiều khó chịu hơn cho bạn. Các cơn đau mạn tính thường không biến mất dù bạn đã áp dụng các phương pháp điều trị y tế. Đây thường là biểu hiện của các tình trạng bệnh lý như viêm khớp, ung thư, nhiễm trùng và bạn có thể bị đau dai dẳng nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm [7].

Những loại đau cấp tính thường gặp

Đau thường được phân loại theo nguyên nhân hoặc vị trí của nó. Bạn sẽ gặp cơn đau cấp tính trong các trường hợp sau [5]:

  • Đau bụng
  • Viêm ruột thừa
  • Đau lưng
  • Đau do vết cắn và chích
  • Áp xe vú
  • Đau ngực
  • Đau họng do lạnh
  • Táo bón
  • Đau tai
  • Bệnh gout
  • Đau đầu
  • Loét miệng
  • Đau sau phẫu thuật
  • Đau bụng kinh
  • Bệnh zona
  • Đau vai
  • Viêm xoang cấp tính
  • Đau họng
  • Căng và bong gân
  • Viêm gân

Các triệu chứng kèm theo đau cấp tính

Các triệu chứng thường gặp đi kèm với cơn đau cấp tính bao gồm [2]:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất