Đau mắt hột là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân của bệnh đau mắt hột là bởi một số chủng Chlamydia trachomatis, một loại vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm chlamydia, lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh đau mắt hột lây qua đường nào? Đường lây của bệnh đau mắt hột là qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và dịch tiết mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm bệnh như khăn tay, khăn tắm, quần áo hoặc các loại côn trùng. Ở các nước đang phát triển, ruồi mắt là đông vật lan truyền bệnh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột như:

  • Điều kiện sống đông đúc. Những người có nhiều tiếp xúc gần gũi với người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
  • Vệ sinh kém. Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh như mặt hoặc bàn tay dơ, giúp bệnh lây lan dễ dàng.
  • Tuổi tác. Những nơi bệnh đang hoành hành, phổ biến nhất ở trẻ em từ 4-6 tuổi.
  • Giới tính. Ở một số khu vực, tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao gấp 2-6 lần so với nam giới. Điều này có thể là do phụ nữ tiếp xúc nhiều hơn với trẻ em, những đối tượng chính là ổ nhiễm trùng.
  • Ruồi. Những người sống trong các khu vực kiểm soát ruồi kém có thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Thiếu nhà vệ sinh. Người dân sống ở nơi không có nhà vệ sinh – nhà vệ sinh công cộng – có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Biến chứng

Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không?

Bệnh đau mắt hột là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột. Hầu hết mù lòa gây ra do bệnh đau mắt hột xảy ra ở những vùng nghèo của châu Phi. Trong số trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ bị đau mắt hột có thể là 60% hoặc hơn.

Một đợt bệnh đau mắt hột do Chlamydia trachomatis dễ dàng điều trị bằng cách phát hiện sớm và sử dụng kháng sinh. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại hoặc thứ phát có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm:

  • Sẹo của mí mắt trong
  • Dị dạng mí mắt, chẳng hạn như mí mắt gấp vào trong (quặm) hoặc lông mi mọc ngược (trichiasis), có thể làm xước giác mạc
  • Sẹo hoặc đục giác mạc
  • Mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau mắt hột?

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh đau mắt hột có thể bao gồm:

  • Bệnh sử
  • Khám sức khỏe bao gồm khám mắt (lật mí mắt)
  • Tăm bông phết mắt để xét nghiệm, nhưng chẩn đoán thường được thực hiện bằng kiểm tra lâm sàng
  • Gửi một mẫu vi khuẩn từ mắt của bạn đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn của bệnh đau mắt hột, khám mắt sẽ phát hiện ra:

  • sẹo ở bên trong mí mắt trên
  • tăng trưởng mạch máu mới trong giác mạc , và
  • lông mi quay vào trong.

Những cách điều trị đau mắt hột

Chữa đau mắt hột tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất