Mụn nội tiết là gì? Mụn nội tiết tố xuất hiện là do sự rối loạn hormone trong cơ thể. Ngoài giai đoạn dậy thì, phụ nữ thường bị loại mụn này “tấn công” trước thời điểm kinh nguyệt hàng tháng, giai đoạn tiền mãn kinh hoặc khi ngừng dùng thuốc tránh thai sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng, di truyền, cơ thể chứa nhiều độc tố… cũng là các nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Dấu hiệu bị mụn nội tiết
Một vài đặc điểm sau sẽ giúp bạn nhận biết một số dấu hiệu mụn nội tiết mà mình đang gặp phải.
1. Bạn không còn ở tuổi thiếu niên
Mụn trứng cá nội tiết xuất hiện nhiều nhất khi bạn ở lứa tuổi 20. Đó là giai đoạn tuyến nội tiết của bạn hoạt động mạnh nhất. Ngoài ra, từ năm 20–30 tuổi là độ tuổi phụ nữ thường mang thai và sinh nở, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
2. Mụn nội tiết ở cằm và xương hàm
Một trong những dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết tố là vị trí xuất hiện của loại mụn này trên gương mặt. Nếu bạn thấy những nốt mụn nang, mụn bọc, mụn ẩn… nổi nhiều ở phần dưới khuôn mặt, đặc biệt là phần cằm và xương hàm, thì đích thị là bạn bị mụn nội tiết. Sở dĩ có hiện tượng này là do các hormone dư thừa trong cơ thể bạn kích thích các tuyến dầu, mà phần lớn trong số chúng nằm ở vùng cằm.
3. Mụn tái phát mỗi tháng một lần
Mụn nội tiết có đặc tính giống như chu kỳ kinh nguyệt: mỗi tháng đến một lần. Điều này đúng với cả những phụ nữ ở tuổi mãn kinh, bởi họ vẫn trải qua những biến động hàng tháng về mức estrogen và progesterone. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh khiến mụn có xu hướng xuất hiện tại cùng một thời điểm mỗi tháng, cũng như cùng một vị trí trên mặt.
4. Mụn nội tiết do căng thẳng nghiêm trọng
Cortisol – hormone gây căng thẳng – cũng có khả năng ảnh hưởng đến các hormone khác, gây ra mụn nội tiết. Cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn thấy vài đốm mụn bọc xuất hiện trong lúc mình đang gặp căng thẳng. Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi cả đấy!
5. Không phải mụn đầu đen hay đầu trắng mà là u nang lớn
Mụn đầu đen và mụn đầu trắng hình thành do sự tích tụ vi khuẩn trong lỗ chân lông. Trong khi đó, mụn do nội tiết tố gây ra thuộc một dạng khác, thường là viêm và mụn đỏ sưng tấy. Những nốt mụn này có xu hướng nổi ở cùng một vị trí, lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì thuộc dạng viêm nặng nên để chữa mụn nội tiết đòi hỏi biện pháp xử lý chuyên khoa thay vì thuốc bôi thông thường.
>>> Bạn có thể quan tâm: Nội tiết tố nữ và ảnh hưởng không ngờ đến làn da
Cách điều trị mụn nội tiết
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng gặp phải dạng mụn này, và có nhiều cách trị mụn nội tiết. Dưới đây là một số cách điều trị mụn nội tiết mà bạn cần biết:
1. Dùng sữa rửa mặt trị mụn
Một trong những cách trị mụn nội tiết tố nữ đó chính là sử dụng sữa rửa mặt với thành phần chứa axit salicylic hoặc glycolic giúp tẩy da chết, và làm sạch lỗ chân lông rất hữu hiệu. Bên cạnh đó, sữa rửa mặt có chứa probiotic cũng được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Nguyên nhân là vì các sản phẩm này rất hiệu quả trong việc kiểm soát microbiome (môi trường cho vi khuẩn và nấm men) trên da. Nhờ vậy, sẽ cân bằng độ pH của da, cản trở tình trạng viêm và ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây mụn.
Nếu da bạn dễ bị kích ứng với các thành phần hóa học, hãy chọn loại gel rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên. Nano Curcumin từ nghệ vàng, chiết xuất lá Neem và vitamin E sẽ làm sạch nhẹ nhàng và ngăn ngừa vi khuẩn hình thành trên da.